Đặt thử chiếc cặp của con lên bàn cân, nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học hoàn toàn bất ngờ và lo lắng khi biết mỗi ngày, các bé phải vác trên đôi vai nhỏ từ 4 kg đến 5 kg.

 

Bức xúc khi biết bé Xuân học lớp 3 gãy xương vai vì đeo cặp nặng, nhiều phụ huynh đã gửi thư và gọi điện phản ánh hiện trạng con em mình cũng phải ì ạch mang vác cặp sau lưng.

Hầu hết học sinh phải vác chiếc cặp che lấp cả lưng. Ảnh: Phương Nghi.

Chị Nguyễn Thị Hà ở quận 4, TP HCM, có con đang học lớp 3 cho biết, do thường ngày bé tự chuẩn bị tập vở trước khi đến trường nên chị không chú ý. Đến khi đọc báo thấy có trường hợp bị gãy xương vai, chị cân thử chiếc cặp của con mới tá hỏa bởi nó nặng đến gần 5 kg.

"Tôi cam đoan trừ chai nước nhỏ thì trong cặp của bé không có quyển sách hay quyển vở nào thừa dùng cho một ngày học. May mà con tôi chỉ cõng cặp độ 5 phút từ nhà đến trường", chị Hà nói.

Cùng có con học tiểu học, chị Thảo nhà ở quận 5 cho biết, từ khi lên lớp 4, chiếc cặp loại to mà con gái của chị mang đến trường mỗi ngày luôn căng phồng sách vở. Số sách vở ước tính cho cả ngày học lên đến hơn 10 quyển mà quyển nào cũng vừa dày, vừa to, rồi còn hộp bút, hộp phấn, chai nước, đồ chơi, cả sách Đô rê môn và Conan...

Cận cảnh chiếc cặp của một học sinh lớp 4. Ảnh: Phương Nghi.

"Tôi xót con nên toàn vác giúp cháu đến cổng trường, tuy nhiên có nhiều hôm, đón con tôi thấy bé ì ạch vác mà mặt xanh xao vả mồ hôi. Đã thế về đến chung cư, do mẹ cũng bận tay nên bé phải vác lên tận lầu cao", chị Thảo nói.

Một phụ huynh ở Hà Nội cũng cho biết, cả hai con của anh này đều từng trải qua cảnh khuân dụng cụ học tập như cửu vạn khuân hàng. "Con nhà mình vốn không được béo tốt, trông con lếch thếch với chiếc cặp to mà tôi xót xa. May mà mẹ cháu đã trang bị cho các con chiếc cặp loại nhẹ nhất", vị phụ huynh nói.

Soạn hết sách vở trong cặp con để phân tích nguyên nhân khiến chiếc cặp "ngày nay" nặng hơn "xưa", nhiều phụ huynh cho rằng ngoài việc trẻ học bán trú phải có thêm nhiều sách vở và vật dụng, thì kích cỡ sách giáo khoa cùng với độ dày của vở (thường 200 trang), chính là nguyên nhân.

"Con tôi học lớp 4, nặng chưa đến 30 cân mà cái cặp đã nặng hơn 5 kg. Đấy là chưa kể những ngày cuối tuần phải mang đồ từ trường về nhà nhiều hơn. Mình xách thử còn xệ cả tay huống gì các bé", chị Tuyết (quận 4), bức xúc.

Nhiều người chọn cách xách cặp giúp để trẻ khỏi vất vả. Ảnh: Phương Nghi.

Tìm hiểu của VnExpress.net tại TP HCM cho thấy, để "giảm cân" cho chiếc cặp của các bé, một số trường đã đề nghị bố mẹ mua hai bộ sách giáo khoa, một để ở trường, một ở nhà. Tuy nhiên số trường thực hiện việc làm trên vẫn chưa nhiều, đặc biệt là các trường ở ngoại thành.

"Suốt chín tháng của năm học, mỗi ngày con tôi phải cõng cặp hơn 2 km từ nhà đến trường. Quãng đường này sẽ khiến trọng lượng hơn 4 kg chiếc cặp thêm nặng trên cơ thể đang độ phát triển của các bé", anh Quân (Hóc Môn) nói.

Khẳng định việc mang vác nặng thường xuyên và mang không đúng cách (mang lệch một bên vai) có thể gây vẹo cột sống hoặc gù (do phải gập lưng về phía trước), các cử nhân chuyên khoa vật lý trị liệu khuyên, trước khi ngành giáo dục có các giải pháp, phụ huynh cần kiểm tra để biết con mình đang phải vác nặng thế nào, từ đó có thể giúp các bé bằng cách đưa bé đến trường, xách cặp hộ.

Phụ huynh cũng cần phải kiểm tra thường xuyên vì ngoài dụng cụ học tập, các bé có thể cho vào cả những thứ không cần thiết như chai nước quá to, truyện tranh, đồ chơi... "Buổi sáng nếu không đưa được bé đến trường thì buổi chiều khi tan học, bố mẹ nên đón con để giúp các cháu khỏi ì ạch sau một ngày học tập", một bác sĩ nói.

 

                                                                          Theo VnExpress

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục