Giờ học tin học của trường tiểu học Hòa Sơn A
(HBĐT) - Bà Hà Thị Loan, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Lương Sơn cho biết: Sau Đại hội Hội khuyến học huyện lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2007 - 2012, các hoạt động của Hội đã tiếp tục được củng cố, mở rộng phong phú và đa dạng hơn.
Hiện nay, Hội có 189 chi hội khuyến học cơ sở ở các xóm, làng, trường học, cơ quan với sự tham gia của hàng nghìn hội viên. Các cấp hội đã phối hợp tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2007-2015. Hội triển khai hàng loạt phần việc: xã hội hoá và chăm lo sự nghiệp giáo dục, vận động xây dựng quỹ hội, hoạt động khuyến học, khuyến tài... Từ định hướng chung đó, nhiều Hội cơ sở đã triển khai bằng nhiều hoạt động thiết thực. Các xã: Tân Vinh, Lâm Sơn, Trung Sơn, Trường Sơn, thị trấn Lương Sơn, Cao Dương có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục xã nhà phát triển. Từ phong trào chung của huyện, trong những năm qua đã xuất hiện nhiều điển hình, tập thể, cá nhân xuất sắc...
Hội khuyến học xã Thanh Lương được thành lập từ năm 2006. Nhiều năm qua, Hội đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong xây dựng và thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục ở xã; xây dựng, khuyến khích dòng họ khuyến học, cụm dân cư, các gia đình hiếu học. Nổi bật như các xóm Gò mu, Sấu Hạ, Sấu Thượng, các phân hội CCB, phụ nữ đã có nhiều hoạt động thiết thực, có tác dụng động viên con em vươn lên trong học tập. Trong 3 năm 2007-2009, xã có quỹ khuyến học 29.340.000 đồng và đã chi 23.858.000 đồng (thưởng, hỗ trợ học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi, tặng quà cho các em thi đỗ đại học, các cháu khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn...). Tổng quỹ khuyến học có đến tháng 10/2010 được trên 8 triệu đồng. Số quỹ này đã được sử dụng đúng mục đích, có tác dụng động viên con em địa phương vươn lên học tốt (ví dụ như quà cho 8 cháu thi đỗ đại học, tặng thưởng cho 5 học sinh giỏi cấp tỉnh, tặng cho 96 cháu có thành tích học tập tốt, tặng học sinh thuộc hộ nghèo có cố gắng trong học tập...). Nhiều cá nhân đã tích cực đóng góp vào chất lượng hoạt động của Hội khuyến học Thanh Lương như ông Quách Công Thinh, Bùi Văn Nhật, Lê Đường, Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Thị Tiển...
Được thành lập từ năm 2004, Hội khuyến học xã Hoà Sơn được biết đến bởi sự bền bỉ và chất lượng trong hoạt động; mạng lưới các chi hội ở các cơ quan, thôn xóm được hoạt động đều tay, có hiệu quả. Đặc biệt, Hội đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng. Nếu như các năm từ 2005-2008, bình quân mỗi năm, số quỹ khuyến học của huyện chỉ có từ 4 - 6 triệu đồng/năm thì 2 năm gần đây đều có trên, dưới 10 triệu đồng. Trong 6 năm học gần đây đã có hơn 100 học sinh được Hội khen thưởng; ở các chi hội, số học sinh giỏi, học sinh tiên tiến được chi hội khen thưởng với số kinh phí khen thưởng khoảng 10 triệu đồng/năm. 100% số xóm đều có quỹ và tặng thưởng kịp thời các em học sinh giỏi, đỗ đại học, cao đẳng. Với sự phối hợp vào cuộc của Hội và các ngành, đoàn thể, trường tiểu học và THCS Hoà Sơn đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trong phong trào khuyến học, khuyến tài của huyện cũng đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình như chị Hoàng Thị Diên (thị trấn Lương Sơn), Nguyễn Thị Vân (xã Trường Sơn)...
Từ những “chân rết” này đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng giáo dục của huyện. Toàn huyện hiện đã có 12 trường chuẩn Quốc gia. Trong năm học 2009-2010 đã có 189 giáo viên mầm non, tiểu học, THCS là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh; 184 học sinh tiểu học, THCS đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Ngành GD&ĐT huyện đã vươn lên tốp 3 huyện, thành phố có thành tích tốt trong phát triển sự nghiệp GD-ĐT (năm 2009).
Bùi Văn
Ở TPHCM, có những phụ huynh dốc sức mở trường để đứa con khuyết tật của họ và nhiều trẻ cùng cảnh ngộ được học hành. Ở đó, họ vừa là cha, là mẹ và cũng là giáo viên
(HBĐT) - Ngày 16/11, Sở GD&ĐT đã tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 – 23/11/2010) và gặp mặt cán bộ đã và đang làm công tác thanh tra chuyên trách của Sở GD&ĐT
(HBĐT) - Trong tháng 7/2010, Đảng bộ trường PTDT nội trú tỉnh tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2010-2015). Trong chặng đường 52 năm xây dựng, phát triển của nhà trường, Đảng bộ luôn triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo lời dạy của Bác Hồ: “Phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãI”, xứng đáng là cái nôi đào tạo “hạt giống đỏ” cho tỉnh.
LTS: Chuyện trường - lớp, thầy - trò ra sức chạy đua theo… chuẩn đang trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Chưa bao giờ, “mốt” chạy đua theo chuẩn, từ trường chuẩn quốc gia, chuẩn đầu ra sinh viên, chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho đến chuẩn hiệu trưởng lại đang trở thành gánh nặng cho ngành giáo dục như hiện nay.
Trong giáo dục, nếu người lớn quá chi phối và hạn chế hành vi của trẻ thì trẻ sẽ bắt chước và cho rằng mình cũng có thể làm như vậy đối với người lớn
Với hào khí một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội và 935 năm Quốc tử giám - cái nôi đại học văn khoa đầu tiên của Việt Nam, các thế hệ thầy và trò Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội (ÐHKHXH và NV, ÐHQG HN) tự hào và long trọng Kỷ niệm tròn 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ðại học Văn khoa - Tiền thân của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày nay và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, một phần thưởng cao quý mà Ðảng, Nhà nước trao tặng.