Cơn lũ tràn qua, ngôi nhà của 4 chị em cũng chẳng có gì để cuốn đi. Ngôi nhà của của các em: Trần Thị Thảo, Trần Thị Quyên, Trần Thị Trang, Trần Thị Thương, ngoài thùng rỗng, quần áo rách, chăn màn cũ mèm, mốc meo và vài cái nồi không trong bếp thì không còn thứ gì đáng giá.
Mẹ mất, bố không rõ đi đâu, bốn chị em côi cút trong căn nhà hoang vắng. Ảnh: Nguyễn Hường |
Mẹ mất đúng vào những ngày nước dâng càng làm cho ngôi nhà vốn đã trống trơn, mục nát càng hoang vắng, tiêu điều.
Từ ngày mẹ mất, chiếc giường duy nhất cho năm mẹ con nằm suốt mấy năm qua giờ ngâm trong lũ đã mục nát, gãy sập. Cả bốn chị em nằm chung một cái phản.
Hỏi chuyện đến đâu, bé Trang, đang là học sinh lớp 7, Trường THCS Xuân Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại nghẹn ngào khóc tới đó. Mẹ bệnh nặng từ khi em học lớp 2.
Từ đó, mẹ không làm được gì vì bệnh của mẹ phải kiêng khem khổ sở. Người mẹ cứ gầy quắt đi. Những năm cuối đời, mẹ lâm vào loạn thần, không làm chủ được bản thân.
Anh Trần Đình Thắng, chú ruột của bốn chị em Thảo kể lại:
"Chị Tâm (mẹ của bốn chị em) bệnh mấy năm nay, phải kiêng nắng, tránh khói, bao nhiêu năm có chưa được đâu, người cứ gầy quắt lại. Anh Hậu (bố của bốn chị em) làm ăn không gặp, chị ấy lại đẻ nhiều cháu gái quá, nên anh ấy sinh ra chán nản, bất mãn... Bây giờ, không biết anh ấy ở đâu. Ở nhà, anh em cũng khó khăn và có gia đình cả, chỉ giúp các cháu được công là nhiều, tài chính chưa ai lo được".
Nhà của bốn chị em Thảo. Ảnh: Anh Tuấn |
Trang kể: Chị em hỏi ý kiến bố, bố bảo cứ đi học đi, nhưng bố không có hứa hẹn cụ thể nào chuyện đóng góp tiền nong, chị Thảo đành nghe lời mẹ nghỉ học, đi làm thuê để dành tiền học cho ba em gái trong nhà.
Bố của Thảo đi làm ăn xa tận Thái Lan. Không hiểu công việc của bố làm gì và thu nhập ra sao, chỉ biết mẹ bảo không đủ tiền để mẹ mua thuốc. Thảo nghỉ học và đi làm cho một công ty đông lạnh ở Hưng Yên, mới chỉ qua mấy tháng thử việc với lương hơn một triệu, Thảo đã phải quay về chăm sóc mẹ khi bệnh của mẹ đã quá nặng. Vì em nghỉ lâu quá nên công ty cũng cho em nghỉ việc luôn.
EMBED>
"Vì mẹ sinh toàn con gái, bố lại phân biệt con gái, con trai nên tâm trạng bố đâm chán nản. bất mãn. Từ ngày mẹ mất, lo tang lễ cho mẹ xong, mấy chị em cũng không biết bố đang ở đâu, bố đang làm gì, bố đã có dự định gì lo cho cuộc sống của 4 đứa con."- Nói đến đây, cả bốn chị em lại sụt sùi nước mắt.
Đợt lũ lụt vừa rồi, bốn chị em sống nhờ vào gạo, mì tôm và quần áo cứu trợ. Bây giờ lũ đã qua đi nhưng hoàn cảnh của bốn chị em vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ nào đáng kể, chỉ mới có xã đang làm thủ tục để ba em được miễn giảm học phí.
Mọi sự trợ giúp bốn chị em, có thể gửi về địa chỉ: Trần Thị Trang, lớp 7 B, Trường THCS Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Địa chỉ nhà em Trần Thị Trang: xóm Văn Lối, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. |
Theo VietNamnet
LTS: Chuyện trường - lớp, thầy - trò ra sức chạy đua theo… chuẩn đang trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Chưa bao giờ, “mốt” chạy đua theo chuẩn, từ trường chuẩn quốc gia, chuẩn đầu ra sinh viên, chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho đến chuẩn hiệu trưởng lại đang trở thành gánh nặng cho ngành giáo dục như hiện nay.
Trong giáo dục, nếu người lớn quá chi phối và hạn chế hành vi của trẻ thì trẻ sẽ bắt chước và cho rằng mình cũng có thể làm như vậy đối với người lớn
Với hào khí một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội và 935 năm Quốc tử giám - cái nôi đại học văn khoa đầu tiên của Việt Nam, các thế hệ thầy và trò Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ðại học Quốc gia Hà Nội (ÐHKHXH và NV, ÐHQG HN) tự hào và long trọng Kỷ niệm tròn 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ðại học Văn khoa - Tiền thân của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày nay và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, một phần thưởng cao quý mà Ðảng, Nhà nước trao tặng.
Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Theo đó, mức cho vay tối đa đối với mỗi học sinh, sinh viên là 900.000 đồng/tháng thay cho mức vay cũ là 860.000 đồng/tháng.
(HBDT) - Trường TH-KT kỹ thuật Hoà Bình vừa tổ chức khai giảng năm học mới 2010-2011.
Ngành giáo dục đang khởi xướng phương pháp “giáo dục tích hợp”.Trong mùa thiên tai, thiết nghĩ có thể tích hợp giáo dục nhiều điều bổ ích cho các em học sinh.