Phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 không thay đổi nhiều.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, khẳng định kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, nhưng về cơ bản vẫn thực hiện theo phương thức “3 chung”.
Còn thông tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT cho biết, cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước.
Không ban hành cấu trúc đề thi mới
Lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT cho biết, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT dành cho đối tượng thí sinh (TS) học ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn, ban khoa học cơ bản, TS học trường trung học kỹ thuật và TS tự do sẽ được ra theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Như vậy, TS thi tốt nghiệp sẽ ôn tập theo cấu trúc đề thi 2010 do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GDĐT ban hành. TS cần lưu ý cấu trúc đề thi từng môn thi không phải là “giới hạn kiến thức ôn tập”, mà chỉ là tài liệu tham khảo để TS hình dung về cách thức, nội dung đề thi, nhận biết những đề thi có các phần bắt buộc và tự chọn. Đối với giáo dục THPT, trừ môn ngoại ngữ chỉ có một phần chung cho tất cả TS, các môn thi còn lại đều có hai phần: Chung (bắt buộc) và riêng (TS chọn một trong hai phần). Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, TS chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn. Nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.
Theo hướng dẫn về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 bộ mới ban hành, các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận. Còn đối với các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật) sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 (trong số các môn nêu trên) sẽ được thông báo cụ thể vào cuối tháng 3.2011. Về đề thi, bộ cho biết, nội dung đề thi dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, dành khoảng 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức.
Cũng theo lãnh đạo Cục Khảo thí, để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, TS chỉ cần nắm vững nội dung kiến thức trong quá trình học, đồng thời tự ôn lại những nội dung trong sách giáo khoa, trong vở ghi chép là đủ.
Cơ bản không thay đổi
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, chỉ thị 296 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc cải tiến quản lý đại học từ năm 2010 – 2012. Trong khoảng này, bộ mong muốn có sự thay đổi về công tác quản lý, trao thêm quyền tự chủ cho các trường, trong đó có quyền tự chủ về tuyển sinh và đào tạo. Tuy nhiên, tại thời điểm này, cụ thể là đối với kỳ thi tuyển sinh năm 2011, ông Ga khẳng định: “Phương thức tuyển sinh năm 2011 cơ bản giống hình thức “3 chung” chúng ta làm mấy năm vừa qua. Cho tới nay, hình thức “3 chung” có nhiều tiến bộ và được xã hội đồng tình”.
Theo ông Ga, năm 2011 có thể thay đổi một số ít về kỹ thuật, còn về cơ bản phương thức không có gì thay đổi.
Đối với 6 trường được bộ gợi ý giao quyền tự chủ tuyển sinh và cùng bộ nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh, để thực hiện được điều này, bộ đã yêu cầu 6 trường này phải đưa phương án của họ để hội đồng của bộ xem xét, vì “vấn đề này cần nghiên cứu một cách cẩn trọng, thật chi tiết mọi khía cạnh rồi mới công bố trước xã hội”. Hiện nay, ông Ga cho biết, phương án tuyển sinh các trường đã đưa lên chưa rõ ràng, chưa nêu cụ thể các vấn đề cải tiến thi cử. “Cải tiến thi cử phải làm sao cho các TS không bị thiệt thòi và vẫn đảm bảo công bằng nhất. Vì vậy, các việc liên quan đến vấn đề đề thi, thời điểm thi, các quy chế về xét tuyển... bộ yêu cầu phải có quy định rất ngặt nghèo, phải bàn rất cẩn trọng chứ không phải nói mà làm ngay được”.
Còn đối với các trường vẫn chưa hoàn thành phương án cụ thể thì cũng không biết phương án của họ có thực hiện được hay không. “Phương án ở đây không chỉ đơn thuần là trường tự ra đề thi, trường gọi TS đến dự tuyển, mà cần phải chú ý đến các vấn đề xã hội như dẹp bỏ được học thi, luyện thi tràn lan ở các trung tâm, vấn đề chuyển TS từ trường này qua trường kia... Chỉ khi nào bộ thực sự yên tâm với phương án đó thì mới có thể triển khai. Tất cả những thông tin ảnh hưởng đến TS bộ luôn phát ngôn chính thống và công khai”.
Theo LaoDong
(HBĐT) - Ngày 23/12/1997, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1058/QĐ/UBND-NC về việc thành lập Hội Khuyến học tỉnh, đồng thời có quyết định thành lập Ban chấp hành lâm thời Hội Khuyến học của tỉnh cho đến năm 2005. Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã được tổ chức thành công. Thời gian qua, tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị 11/CT-T.ư ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt phương châm mọi người, mọi nhà tham gia vào công tác khuyến học, năm 2006, TPHB đã tổ chức Đại hội Khuyến học lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2006 -2010) và chỉ đạo các xã, phường tổ chức đại hội. Đến nay, 100% xã, phường đã thành lập Hội Khuyến học.
Từ mùa tuyển sinh 2011, Hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến thực hiện cải tiến mang tính đột phá nhằm kéo người học vào những ngành khoa học cơ bản. Trong đó, phương án đầu tiên là xét tuyển thẳng học sinh phổ thông năng khiếu và đề xuất thực hiện nhiều ưu đãi cho thí sinh vào học những ngành này.
Năm 2010 kết thúc chu kỳ cũ và mở đầu chu kỳ mới của các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án... phát triển giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) các bậc học. Nhiều thành tựu cũng như một số hạn chế được đưa ra phân tích, đánh giá từ đó các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục được triển khai, nhất là vấn đề "Ðổi mới quản lý giáo dục" được triển khai quyết liệt.
Những quy định mới nhất về điều kiện, quy trình cho phép đào tạo cũng như đình chỉ tuyển sinh...các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được Bộ GD-ĐT ban hành ngày 22/12.
Vài năm gần đây, các trường đại học đều trang bị hệ thống máy chiếu hiện đại, giúp giảng viên và sinh viên đỡ vất vả trong giảng dạy và học tập. Thế nhưng, ở không ít trường, sinh viên chán học nhiều hơn, cũng chính vì... máy chiếu.