TPHB khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài, quan tâm, chăm sóc và nâng cao chất giáo dục đại trà
(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt phương châm mọi người, mọi nhà tham gia vào công tác khuyến học, năm 2006, TPHB đã tổ chức Đại hội Khuyến học lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2006 -2010) và chỉ đạo các xã, phường tổ chức đại hội. Đến nay, 100% xã, phường đã thành lập Hội Khuyến học.
Để đưa phong trào đi vào cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ, tổ dân phố và trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Hội Khuyến học TPHB đã phát động CVĐ “Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tổ dân phố khuyến học và xã, phường khuyến học”. Theo đó, Đảng ủy, chính quyền các phường, xã đã tập trung chỉ đạo mỗi khu dân cư thành lập chi hội khuyến học và phát triển sâu rộng hội viên ở cơ sở. Hiện tại, toàn thành phố đã có 29.016 hội viên khuyến học, chiếm 32,2% tổng số dân. 235 làng, xóm, tổ dân phố; 65 trường học; 45 cơ quan và 52 doanh nghiệp đóng trên địa bàn có chi hội khuyến học.
Hàng năm, Hội Khuyến học thành phố đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về các chủ trương, chính sách phát triển giáo dục. Hội chủ động phối hợp với các đoàn thể, lực lượng xã hội chăm sóc, giáo dục học sinh trên địa bàn dân cư, tham gia xây dựng mối liên hệ giữa 3 môi trường giáo dục là gia đình - nhà trường - xã hội nhằm rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, ủng hộ các CVĐ, phong trào thi đua do ngành GD&ĐT phát động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Xác định nhiệm vụ: xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mọi cá nhân, từng bước nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, TPHB đã coi trọng đa dạng hóa các loại hình đào tạo như bán công, tư thục, dân lập... Toàn thành phố hiện có 56 trường học các cấp. 100% xã, phường thành lập Trung tâm học tập cộng đồng. Hàng năm, số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt từ 99,5 - 100%.
Bên cạnh đó, mỗi năm, Hội Khuyến học thành phố đã quan tâm phát động xây dựng qũy khuyến học với số tiền huy động được từ 60 - 100 triệu đồng qua sự đóng góp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Từ số quỹ này, Hội đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, phòng GD&ĐT tổ chức tuyên dương, khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tiêu biểu với kinh phí trên 100 triệu đồng/năm. Khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài, đến nay, TPHB đã có 20.760 hộ gia đình hiếu học, đạt 80,51% và 5/15 dòng họ khuyến học.
Thu Hiền
(HBĐT) - Ngày 23/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT đã tổ chức khai mạc hội đồng coi thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh năm học 2010-2011.
Thông tin từ Cục khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2011 Cục không ban hành cấu trúc đề thi tốt nghiệp vì cấu trúc đề thi trong các kỳ thi quốc gia năm 2011 về cơ bản không thay đổi so với năm trước.
Các giáo sư của khoa Quản lý Nhà nước và Môi trường (SPEA) thuộc Trường đại học Indiana Bloomington, Mỹ khen ngợi tinh thần ham học hỏi, bản lĩnh và trí tuệ của sinh viên Việt Nam học tập tại trường này.
Đề án đưa ra nhiều mục tiêu lý tưởng nhưng nhiều giáo viên cho rằng sẽ khó thực hiện khi quỹ thời gian để chuẩn bị chỉ trong vòng 9 tháng
(HBĐT) - Cô giáo Mai Thị Xoan, hiệu phó trường tiểu học thị trấn Bo (TT Bo – Kim Bôi) phấn khởi cho biết: Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các CVĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”… và tiếp tục thực hiện chủ đề của năm học là “Đổi mới trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” nên nhà trường đã đạt được thành tích nổi bật. Năm học 2009 – 2010, trường vinh dự được UBND tỉnh trao lá cờ đầu của khối giáo dục tiểu học của tỉnh.
Ðể thích ứng các điều kiện tự nhiên - xã hội, con người cần hình thành được các kỹ năng sống (KNS). Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, lớp trẻ thường chỉ chú trọng trang bị cho mình những tri thức khoa học, ít chú ý việc trang bị các kỹ năng sống. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với hình thành nhân cách sống tốt cho mỗi người, góp phần phát triển giáo dục toàn diện.