Việc công bố nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH chưa được chú trọng đúng mức, đội ngũ giảng viên “mặn” giảng dạy hơn là nghiên cứu khoa học

 

Theo thông lệ của các trường ĐH trên thế giới, ngoài chức năng giảng dạy, trường ĐH còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để tìm tòi, sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Nhưng ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học không được phổ biến ở ĐH nên các trường không được xem là trung tâm khoa học kỹ thuật.

 
Nặng lý thuyết, học thuật; ít tính ứng dụng
 
TS Lê Thị Tuyết Hạnh, Học viện Quản lý giáo dục, cho biết trong quan niệm của nhiều giảng viên ĐH hiện nay, nghiên cứu khoa học chưa được coi là nhiệm vụ thiết thân hay phần việc quan trọng trong công tác của họ.
 
Bằng chứng là ngay ở ĐH lớn nhất, nhì nước ta đang xây dựng thành trường ĐH đẳng cấp quốc tế của Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội mấy năm gần đây vẫn phải hoàn lại từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng kinh phí nghiên cứu khoa học vì không giải ngân hết được.
 
Phần lớn quỹ thời gian hiện nay của giảng viên dành cho giảng dạy. Trong ảnh: Một buổi học công nghệ thông tin tại
ĐH Quốc tế Hồng Bàng (ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: TẤN THẠNH


Nhiều cán bộ khoa học trong trường ĐH cho rằng nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất khiến cho các giảng viên chưa đầu tư nhiều vào nghiên cứu khoa học là cơ chế quản lý hiện nay của chúng ta.
 
Nhiều nhà khoa học giỏi chuyên môn nhưng nghĩ đến đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học là đã ngán bởi các khâu thủ tục  nặng nề, đặc biệt là vấn đề giải ngân quá phức tạp và cứng nhắc.
 
TS Trần Hoàng Hảo và Th.S Huỳnh Đức Thiện, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM, cũng thừa nhận việc giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học ở trường ĐH này còn khá nhiều hạn chế, phần lớn các công trình nghiên cứu vẫn tập trung vào đội ngũ các nhà khoa học có uy tín lớn.
 

Th.S Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng Thí nghiệm tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM:

Lương thấp, thiếu người

Có lần sau khi đăng ký đề tài, tôi nhận được kinh phí và mua một chiếc màn hình máy vi tính nhằm phục vụ việc nghiên cứu. Tuy nhiên, do kinh phí chỉ đủ để mua màn hình loại cũ có kích thước cồng kềnh và chất lượng không tốt nên tôi chủ động bỏ thêm tiền túi để bù vào mua một  màn hình loại tốt hơn để làm việc. Tưởng rằng không có vấn đề gì, nào ngờ việc đó gây cho tôi rắc rối lớn. Dù số tiền chênh lệch không lớn nhưng tôi đã phải sửa tới sửa lui, làm lại hồ sơ, hóa đơn, chứng từ các loại nhiều lần và tốn rất nhiều thời gian để giải trình việc này. Chắc chắn có nhiều nhà khoa học khác cũng từng gặp phải trường hợp tương tự như của tôi.

Nguyên nhân thứ hai của chuyện mê dạy hơn nghiên cứu, chính là thu nhập. Do mức lương quá thấp nên nhiều cán bộ khoa học phải làm thêm một số việc khác để kiếm sống. Người nỗ lực “chạy sô” giảng dạy, người làm thêm các dịch vụ khác hoặc làm việc không liên quan đến chuyên môn để có thêm thu nhập. Bản thân tôi dù làm việc nhiều năm nhưng đến nay lương vẫn chỉ ở mức 4 triệu đồng/tháng. Thứ ba là do thiếu giảng viên nên một người phải “gồng” lên, đứng nhiều lớp hơn, lịch giảng dạy dày đặc khiến họ quá mệt mỏi, quỹ thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cũng bị bóp lại.

Thanh Lê ghi

Các công trình, nếu có, chỉ tập trung ở lý thuyết, học thuật; các công trình mang tính ứng dụng còn ít.  Hiện tượng này đã được giải nghĩa với nhiều lý do về động cơ.
 
Giảng dạy - nguồn thu nhập chính
 
Động cơ này, theo ông Lê Minh Tiến, Trường ĐH Mở TPHCM, là do nguồn thu nhập chính của các giảng viên ĐH hiện nay đến từ việc giảng dạy. Ông Nguyễn Quốc Vọng, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, đồng thời cũng là giảng viên của ĐH RMIT, Úc, cho biết phần lớn giảng viên đều dạy rất nhiều giờ, vượt quá 200%-300% số giờ quy định là bình thường.
 
Do tỉ lệ giảng viên/sinh viên hiện nay ở nước ta rất cao (1/30) nên thật khó để giảng viên dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Đó là còn chưa kể đến quy định về giờ chuẩn mà mỗi giảng viên phải hoàn thành trong một năm học cũng khiến giảng viên vắt giò lên cổ để dạy.
 
Theo quy định hiện nay, GS và PGS phải dạy đến 380 tiết/năm, giảng viên chính 360 tiết/năm và giảng viên 280 tiết/năm. Trong khi đó, số tiết học của mỗi môn học ở ĐH thường chỉ từ 30-45 tiết/môn, đặc biệt khi chuyển sang đào tạo tín chỉ thì số tiết dạy lại giảm xuống. Vì vậy, muốn hoàn thành nghĩa vụ, các giảng viên phải dạy rất nhiều môn, không còn thời gian cho nghiên cứu.
 
PGS Bùi Văn Miên, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, phân tích thêm việc các trường ĐH, đặc biệt là ĐH dân lập, trả kinh phí cao hơn làm nghiên cứu nên giảng viên “dại gì không đi dạy”.
 
Trường ĐH Nông Lâm có định mức chuẩn là 25.000 đồng/giờ và nếu có học hàm, học vị thì cao nhất cũng chỉ 50.000 đồng/giờ. Trong khi đó, trường dân lập trả 80.000 -120.000 đồng/giờ.
 
Mặt khác, giảng viên còn phải thực hiện giờ nghĩa vụ, xong giờ nghĩa vụ thì đi dạy thêm khỏe hơn, không phải lo thủ tục thanh quyết toán, khỏi phải lo mượn phòng thí nghiệm, thuê người thực hiện.
 
Vì không có động lực tài chính nên việc các giảng viên “quên” nghiên cứu mà chỉ tập trung vào giảng dạy là điều tất yếu. Gần đây, một vài trường ĐH treo giải thưởng cho những nghiên cứu công bố thế giới, nhưng vì đây là nghiên cứu của một tập thể nên khi nhận được tiền thưởng, chia ra cho nhóm cũng không bằng thu nhập khi dạy thêm.
 
 
 
                                                                                      Theo NLD
 
 

Các tin khác

TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. 
Trong ảnh: Các bé tại Trường Mẫu giáo dân lập Nhà Thiếu nhi TP.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giao tự chủ tuyển sinh theo hướng nào?

Mặc dù Bộ GD-ĐT khẳng định kì thi ĐH, CĐ vẫn giữ ổn định nhưng với việc giao cho 6 trường trọng điểm nghiên cứu phương án tuyển sinh mới đã làm nóng lên cụm từ “tự chủ tuyển sinh”. Một lần nữa những người trong cuộc lại đặt ra câu hỏi: Nên hay không?

Học sinh nghỉ học để phản đối thầy

Sáng 7-1, tin từ Phòng Giáo dục TP Bảo Lộc - Lâm Đồng cho biết nhiều học sinh Trường THCS Đam Bri bỏ học hôm 6-1 để phản đối thầy vẫn chưa đi học dù chính quyền và ngành giáo dục đã xuống tận trường để giải thích, vận động.

Thêm 38 thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng

Sáng 7-1, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM tổ chức lễ trao bằng thạc sĩ ngành tài chính ngân hàng cho các học viên theo học chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Ngân hàng TPHCM với Trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ.

Rét 10 độ, được nghỉ hay phải nghỉ học?

Trong tuần rét đậm, các cháu học sinh tiểu học Hà Nội lại phải đến trường trong rét mướt. Đến trường đã lạnh, bố mẹ phải chở con về còn lạnh hơn. Nhà trường cho các cháu nghỉ vì lạnh dưới 10 độ, nhưng phụ huynh không biết gửi con đi đâu. Bốc hỏa lên đầu mà vẫn lạnh. Chẳng biết nên gọi là “được nghỉ” hay “phải nghỉ học” nữa đây?

Các trường chủ động điều chỉnh thời gian học khi thời tiết khắc nghiệt

(HBĐT) - Ngày 4/1, Sở GD & ĐT đã có văn bản hướng dẫn học sinh nghỉ học khi thời tiết khắc nghiệt (số 01s). Qua đó, các phòng GD & ĐT huyện, thành phố chỉ đạo các trường có thể chủ động điều chỉnh thời gian học buổi sáng chậm lại theo quy định, tránh thời tiết rét buốt đầu buổi sáng hoặc cho học sinh nghỉ học khi thời tiết quá khắc nghiệt.

Phụ huynh Hà Nội hoang mang vì… dự báo thời tiết

Sáng nay, trên địa bàn TP Hà Nội, một số trường cho học sinh học bình thường, có trường lại cho học sinh nghỉ học. Trước đó, lúc hơn 6h sáng, VTV1 dự báo nhiệt độ của Hà Nội hôm nay khoảng 11độ 4, còn bản tin thời tiết ở Đài Hà Nội thông báo là 8-10 độC.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục