Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn vẫn là một vấn đề nan giải đối với các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Mai Châu.
(HBDT - Huyện Mai Châu hiện có khoảng 5,2 vạn dân số Với dân số toàn huyện khoảng 52.000 khẩu, trong đ ó, độ tuổi từ 1 - 15 tuổi chiếm 34%, độ tuổi từ 16 - 58 tuổi chiếm gần 50%, dân tộc Thái chiếm 65%, dân tộc Kinh chiếm 15%; Mỗi năm có khoảng 1600 lao động thanh niên tìm việc làm mới hoặc tìm việc làm tại chỗ.
Nhằm tạo nhiều việc làm và tăng nguồn thu nhập cho lao động nông thôn, trong đó có thanh niên nông thôn, chính quyền và các cơ quan chức năng đã mở rộng công tác dạy nghề, mở các lớp học về nông nghiệp, hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn những nghề phù hợp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác lâm sản.
Trong năm 2010, Phòng LĐ&TBXH huyện đã phối hợp với Tung tâm giới thiệu việc làm (TTGTVL) tỉnh mở được 9 lớp dạy các nghề như dệt thổ cẩm, chăn nuôi, đào tạo dạy nghề thường xuyên, mỗi lớp được 30 học viên, giải quyết việc làm cho 460 lao động tại các khu công nghiệp, chế biến, sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đạt 101% kế hoạch năm. C ũng trong n ăm 2010, với sự cố gắng của các cấp, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và bản thân người lao động trong năm đã tạo việc làm cho 1.147 lao động. Trong đó, công nghiệp, xây dựng có 431 người; thương mại dịch vụ 110 người; nông lâm ngư nghiệp 520 người, vốn 120 là 86 người, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 2,83%,
Đồng chí Hà Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Tòng Đậu cho biết thêm: Xã có 6 xóm với 680 hộ, gần 2700 khẩu, trong đó thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm gần 40% dân số xã, trong đó gần 90% thanh niên trong xã sau khi tốt nghiệp phổ thông đang là lao động tự do, tự tìm kiếm việc hoặc ở nhà phụ giúp gia đình việc đồng áng. Bên cạnh đó, UBND xã cũng vận động thanh niên đi học lớp dạy nghề của quân đội cũng không có thanh niên nào tham gia, việc tạo việc làm và tìm hướng cho thanh niên là một vấn đề khó, không phải một sớm, một chiều giải quyết được.
Qua đánh giá trong năm 2010, tình trạng lao động ở vùng nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế , công tác đào tạo, dạy nghề, tìm việc làm và hướng đi cho thanh niên, giải quyết việc làm tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn. Theo đồng chí Mạc Trọng Thơ, Phó Phòng LĐ-TB&XH huyện , tại các vùng nông thôn, vấn đề dư thừa lao động đáng báo động; tình trạng thanh niên ở các vùng nông thôn không có việc làm thường xuyên chơi bời, lêu lổng dẫn đến sa ngã vào các tệ nạn xã hội; nhiều thanh niên phải bỏ quê lên thành phố tìm việc làm, nhiều làng nghề truyền thống mai mộy đẩy nhiều lao động nông thôn đến tình cảnh thất nghiệp, không có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kém dẫn đến thu nhập không ổn định khiến cho việc đầu tư tái sản xuất ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, năm bắt được đời sống của nhân dân, đặc biệt, những khó khăn trong giải quyết lao động thanh niên, phòng LĐ-TB&XH huyện đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng phối hợp các cấp, ngành, đoàn thể của huyện định hướng trong thời gian tới tuyên truyền, tổ chức và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tìm hướng đi hợp lý cho thanh niên vùng nông thôn phù hopự với điều kiện và kinh tế của tường vùng, giúp thanh niên nông thôn hội nhập với KH-KT làm nền tảng để phát triển KT-XH, ổn định cuộc sống gia đình.
Lưu Kỳ
(HBĐT) - Năm 2010, Trung tâm hoạt động TTN tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động với nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo TTN. Trong năm vừa qua, Trung tâm đã thu hút gần 25.000 TTN đến tham gia sinh hoạt với hơn 300.000 lượt.
Nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi. Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum xác định đây là vấn đề cơ bản không chỉ khắc phục sự hẫng hụt về việc thiếu cán bộ là người địa phương mà còn là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, vừa là tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, biện pháp xử lý thí sinh vi phạm quy chế trong kỳ thi tuyển sinh ĐH 2011 không thay đổi với năm trước. Tuy nhiên, Bộ sẽ tăng cường siết chặt hơn nữa biện pháp xử lý thí sinh vi phạm kỷ luật phòng thi.
Trái với không khí vắng lặng của sân trường ĐH những ngày giáp tết, phòng thí nghiệm mở của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nằm tận trong góc sâu vẫn tấp nập người ra vào. Nơi đây trở thành “căn cứ” để các kỹ sư cơ điện tử tương lai tập tành nghiên cứu, chế tạo các loại máy. Họ sống ở đây suốt 24 giờ mỗi ngày, kể cả thứ bảy hay ngày lễ để chờ những chiếc máy do sinh viên chế tạo chào đời.
Những trường ĐH không đảm bảo diện tích đất học cho sinh viên, không có ký túc xá và khu thể dục thể thao...trong khu vực nội thành sẽ di dời ra 1 trong 8 khu đô thị ĐH ngoại thành Hà Nội. Theo khảo sát và tính toán của Bộ GD-ĐT, tổng diện tích dự kiến đầu tư cho một sinh viên dao động từ 45-75m2.
(HBĐT)- Đến bất cứ ngôi trường nào trên địa bàn tỉnh ta, dù là ở xã Hang Kia-Pà Cò (Mai Châu), Quý Hoà (Lạc Sơn), Cao Răm (Lương Sơn), Đồng Nghê (Đà Bắc) hay các trường thuận lợi ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), xã Yên Lạc (Yên Thuỷ) đều thấy bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ nhà giáo. Chính đội ngũ này đã và đang đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp “trồng người” tỉnh ta.