Ngày 8.3, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ trao bằng “Tiến sĩ danh dự” cho GS Annick Weiner – nguyên Phó Giám đốc ĐH Paris – Sud XI và GS Ngô Bảo Châu – ĐH Chicago - để ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong hoạt động khoa học và những đóng góp cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội.
|
GS-TS Mai Trọng Nhuận trao bằng “Tiến sĩ danh dự” cho GS Ngô Bảo Châu. |
GS Annick Weiner đã nhận bằng tiến sĩ vật lý năm 1979, được bổ nhiệm chức vụ giáo sư cao cấp nhất của CH Pháp năm 2003. GS Annick Weiner là người khởi xướng và thúc đẩy quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu giữa ĐH Paris - Sud với ĐH Quốc gia HN. Vì những cống hiến của bà cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam, GS Annick Weiner đã được Chính phủ Việt Nam tặng Huy chương Hữu nghị năm 2005.
GS Ngô Bảo Châu là cựu học sinh ĐH Quốc gia Hà Nội, đã được nhận giải thưởng toán học Fields năm 2010 sau khi chứng minh thành công bổ đề cơ bản Langlands. Ông hiện công tác tại ĐH Chicago, lĩnh vực nghiên cứu hiện tại là hình học đại số, lý thuyết theo nhóm, trình bày dạng cá thể. Trước khi làm việc tại Đại học Chicago, GS Ngô Bảo Châu đã làm giáo sư toán học của Đại học Paris-Sud, làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton (Institute for Advanced Study) và làm việc tại Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp (CNRS).
GS Ngô Bảo Châu đã xuất bản 14 công trình về chuyên môn liên quan như: Bổ đề cơ bản của Jaccquet và Ye dưới dạng cân bằng, dưới dạng dương tính; chùm tính chất, hình thái của sự thay đổi căn bản và bổ đề cơ bản của Jacquet và Ye,... Năm 2005, ông được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam và trở thành giáo sư trẻ nhất của Việt Nam.
GS Annick Weiner – nguyên Phó Giám đốc ĐH Paris – Sud XI và GS Ngô Bảo Châu. |
Tại buổi lễ, trước băn khoăn của một số sinh viên về những khó khăn khi theo đuổi toán học cao cấp nói riêng và khoa học cơ bản nói chung, GS Châu nhấn mạnh, không chỉ có toán cao cấp mà những ngành học ứng dụng cũng vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu chọn khoa học cơ bản quan trọng nhất phải có niềm đam mê.
Sau khi nghe câu hỏi, ngoài năng khiếu ra thì học sinh cần phải được dạy dỗ theo cách thức nào để có thể trở thành tài năng và vươn tới được đỉnh cao như anh, GS Ngô Bảo Châu trả lời ngắn gọn: Câu chuyện bồi dưỡng tài năng có thể cắt nghĩa vắn tắt là giúp trò giỏi gặp thầy giỏi và trò giỏi được học cùng nhau. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với SV ĐH Quốc gia Hà Nội rằng trong tương lai ông sẽ tiếp tục làm toán thật tốt và cố gắng hỗ trợ các nghiên cứu sinh, sinh viên trong ngành toán học. Với vai trò của mình trong Viện Nghiên cứu cấp cao về toán mà Nhà nước vừa thành lập, GS mong muốn sẽ lôi cuốn được nhiều nhà khoa học trong nước, nước ngoài cũng như các nhà khoa học Việt Nam từ nước ngoài trở về, đóng góp cho nền khoa học Việt Nam.
Theo LaoDong
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn chỉ có 1/100 cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH hàng đầu.
"Công cuộc" cạnh tranh “hút” thí sinh giữa các trường đại học, cao đẳng công lập và dân lập ngày càng ráo riết. Thậm chí đến các trường đại học công lập thuộc loại “tốp” cũng không còn đứng yên chờ thí sinh.
(HBĐT)- Còn hơn 4 tháng nữa, các em học sinh mới bước vào thi tốt nghiệp THPT và thi cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới đã được Ban giám hiệu trường THPH Cù Chính Lan (Lương Sơn) quan tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết.
Việc di dời các trường ĐH-CĐ ra khỏi nội thành Hà Nội đang làm xáo động giảng viên, sinh viên, và phụ huynh, học sinh. Giữa lúc các bộ, ngành và TP Hà Nội còn chưa thống nhất được giải pháp cụ thể cho vấn đề này, chúng ta hãy cùng tham gia bàn thảo về vấn đề này.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, về đề thi ĐH, CĐ 2011 sẽ cải tiến công tác biên soạn đề thi chung theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng suy luận của thí sinh, phù hợp với nội dung chương trình và thời gian quy định cho từng môn thi.
Từ ngày 10/3/2011, các đơn vị, địa phương trong cả nước tiến hành sơ tuyển và đăng ký dự thi cho các thí sinh trong và ngoài quân đội có nguyện vọng dự thi vào các học viện, trường quân đội năm 2011.