Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn để thiết kế bài giảng giáo án điện tử, kết hợp những minh họa cụ thể, sinh động, hấp dẫn bằng hình ảnh, âm thanh, bằng những câu chuyện có liên quan đến bài học... cô giáo Nguyễn Thị Thúy Uyên, giáo viên trẻ Trường THCS Colette (TP Hồ Chí Minh) đã làm cho các em học sinh cảm thấy thích thú, tiếp thu được bài giảng một cách hiệu quả và trực quan hơn.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống là giáo viên, ngay từ nhỏ, Thúy Uyên đã yêu thích và mơ ước theo nghề dạy học. Ước mơ đó đã thôi thúc chị học tập, nghiên cứu và quyết tâm rèn luyện để trở thành một nhà giáo. Trường THCS Colette, nơi có những thầy cô giáo đầy tâm huyết, luôn giúp đỡ những giáo viên trẻ và nơi có những học sinh đáng yêu... đã càng gắn bó chị với nghề hơn. Với Thúy Uyên, dù kinh nghiệm sư phạm chưa nhiều, nhưng mỗi bài giảng, mỗi lần đến lớp là niềm vui, sự khích lệ khi mỗi ngày mới bắt đầu. Thúy Uyên luôn nghĩ đến hiệu quả của bài giảng đối với các em học sinh, vì vậy chị không ngừng sáng tạo, kết hợp các phương pháp vào trong giảng dạy. Môn giáo dục công dân, rất cần thiết trong việc hình thành nhân cách, lẽ sống cho các em học sinh, nhưng một số em quan niệm là môn học phụ, do vậy chị luôn đầu tư, chuẩn bị thật kỹ từng buổi lên lớp của mình cho thật hay, ý nghĩa để thay đổi suy nghĩ của các em.
Nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng giáo án điện tử, cô giáo trẻ Thúy Uyên chia sẻ: Mỗi lần soạn một bài giảng rồi truyền đạt lại cho các em, tôi luôn đặt trọng tâm là hiệu quả, sức lan tỏa của nó. Nếu chỗ nào các em chưa hiểu thì bản thân giáo viên phải tìm hướng điều chỉnh ngay để từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp với các em học sinh. Một trong những điều quan trọng nhất là cần luôn đổi mới, cập nhật những thông tin, những vấn đề, sự kiện gần gũi với đời sống để đưa vào bài giảng, qua đó, giúp các em dễ hiểu.
Không chỉ là những bài học lý thuyết mà tất cả những vấn đề đặt ra trong bài giảng luôn được Thúy Uyên hướng dẫn các em học sinh áp dụng, thực hành trong thực tế cuộc sống, ngay từ những công việc nhỏ nhất. Thúy Uyên cho rằng, không chỉ định hướng các em cần làm những việc đẹp, có ích mà bản thân cô giáo và các em cùng làm. Ðó mới là điều ý nghĩa và thiết thực. Những bài học về tinh thần tiết kiệm, làm theo lời Bác hay bài học về bảo vệ môi trường luôn được cô chú trọng triển khai từ lý thuyết đến thực hành. Ðó là những công việc rất nhỏ mà cô và các học sinh cùng nhau thực hiện, như: tắt đèn, tắt quạt trước khi ra ngoài; nhặt rác bỏ vào thùng; trồng và chăm sóc cây xanh... Những việc làm tốt được ghi lại trong một cuốn sổ nhỏ, và trước mỗi giờ lên lớp, cô và trò dành thời gian để chia sẻ cùng nhau những điều mình làm được và tặng những món quà nhỏ để khuyến khích, động viên tinh thần sống đẹp, sống có ích cho các em học sinh.
Cô giáo Thúy Uyên luôn tâm niệm, đã theo nghề giáo viên là phải tâm huyết, phải yêu thương, đặt học sinh làm trung tâm trong mỗi bài giảng. Không chỉ tâm huyết trong công tác chuyên môn, chị còn tích cực trong công tác Ðoàn. Ðược mọi người tin tưởng, Thúy Uyên đã làm Bí thư chi đoàn giáo viên nhà trường, tham gia và có nhiều đóng góp thiết thực trong phong trào của Ðoàn trường. Ngoài ra, chị còn giành được nhiều giải thưởng từ các cuộc thi, như: 'Chủ tịch Tôn Ðức Thắng - một nhân cách lớn' do Liên đoàn Lao động quận 3 tổ chức, đạt danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác' cấp quận.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản chính thức gửi các Sở GD-ĐT trong việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó các đơn vị không được phép cắt xen chương trình để ôn thi mà phải hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch đề ra.
Một nghiên cứu về mối tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ thành công của các CEO (giám đốc điều hành) được nhóm ba giáo sư Jalbert, Rao và Jalbert công bố trên tập san Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh quốc tế (Mỹ) tiết lộ nhiều chi tiết thú vị.
Đó là các trường ĐH Ngoại thương, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã kí quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 ĐH Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Đây là ĐH lớn nhất khu vực miền Bắc hiện nay với quy mô đào tạo 100.000 sinh viên. quy hoạch xây dựng 100.000 sinh viên.
Với tinh thần tương thân, tương ái, hàng nghìn cán bộ, giảng viên, SV các trường ĐH Kinh tế quốc dân, Giao thông Vận tải, Dân lập Hải Phòng, ĐH QG Hà Nội... đã tổ chức lễ phát động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản khắc phục thiên tai.
Cho dù bất kỳ ở thành phố nào của Nhật Bản, cho dù là lớp mẫu giáo, tiểu học, hay lên đến đại học, bài học đầu tiên mà bạn được dạy sẽ là cách đối phó và ứng xử trong thảm họa. Khi mặt đất rung chuyển, bạn sẽ làm gì đây?