Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ hình thức vừa làm vừa học. Quy định này có hiệu lực từ 24-5-2011

 

Theo đó, quy chế bổ sung 2 điểm liên quan đến thí sinh là người khuyết tật và thí sinh là người nước ngoài trong chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.

Cụ thể, thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học.

Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH - CĐ Việt Nam, hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.

Điều kiện để được tuyển sinh hình thức vừa học vừa làm với các trường mở lớp tại địa phương cũng được bổ sung theo hướng siết chặt hơn. Theo đó, các trường này phải có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy ngành đó tại trường. Hàng năm các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH - CĐ hình thức vừa học vừa làm chỉ tổ chức tuyển sinh 4 đợt, vào các tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11, mỗi đợt thi 4 ngày, lịch thi do hiệu trưởng nhà trường quy định (quy chế cũ là do Bộ GD-ĐT quy định).

Các trường không có điều kiện tự ra đề thi không được mời người tham gia biên soạn, phản biện đề thi với tư cách cá nhân mà phải ký hợp đồng làm đề thi với trường khác. Hợp đồng phải ghi rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên.

Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung liên quan đến khối thi và môn thi của các trường, ngành năng khiếu. Theo đó, khối N thi các môn: Ngữ văn, kiến thức âm nhạc, năng khiếu âm nhạc; khối H thi các môn: Ngữ văn, Hội họa, Bố cục; khối M thi các môn: Ngữ văn, Toán, Đọc, kể diễn cảm và hát; khối T thi các môn: Toán, Sinh học, năng khiếu TDTT; khối V thi các môn: Toán, Vật lý, vẽ mỹ thuật; khối S thi các môn: Ngữ văn, 2 môn năng khiếu điện ảnh; khối R thi các môn: Ngữ văn, Lịch sử, năng khiếu báo chí; khối K thi các môn: Toán, Vật lý, kỹ thuật nghề.

Nếu trường đề nghị các môn thi tuyển sinh của trường khác với các môn đã được quy định trong mỗi khối thi của quy chế này thì phải báo cáo Bộ GD-ĐT. 

 

                                                                                        Theo SGGP

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục