Cách đây bốn năm, khi đứa con đầu chuẩn bị rời trường mẫu giáo, tôi đã phải chạy đôn chạy đáo tìm đủ mọi cách xin bằng được cho con vào một trường điểm ở thành phố.

Giờ học của lớp 1A10 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. Học sinh muốn vào lớp 1 trường này năm học tới sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 28-5 - Ảnh tư liệu

>> Trả lại tuổi thơ cho các em
>> Vào lớp 1 như... thi hoa hậu

Đủ mọi cách tiếp cận, nhờ vả, năn nỉ với nỗi âu lo ngày đêm dồn cộng lại chắc phải đủ bằng số tuổi con mình, cuối cùng tôi cũng được ngồi đối diện với cô hiệu trưởng trường mà tôi đang định xin cho con mình theo học.

Thẳng thắn, cô đặt ra câu hỏi tại sao tôi lại phải tìm đủ mọi cách để xin cho con mình vào đây? Có phải vì trường này là trường điểm nên buộc tôi phải xin bằng được cho con mình vào? Và tại sao tôi không cho con mình học ở gần nơi cư trú? Phải chăng nơi đó chất lượng dạy học không tốt?

Tôi đã thành thật trình bày với cô hiệu trưởng rằng lý do về chất lượng không phải là điều tiên quyết khiến tôi xin cho con mình theo học trường này, cũng không phải danh tiếng của trường để tôi có thể tự hào với thiên hạ. Quan trọng, hơn ai hết, tôi hiểu sức học của con mình thuộc loại bình thường, không có năng khiếu gì đặc biệt đến mức phải chen chân vào đây hầu mong phát triển vượt bậc. Tôi chỉ cố gắng xin con vào trường này để làm một học sinh rất bình thường.

Cô hiệu trưởng rất ngạc nhiên và đặt ngược lại vấn đề: Vậy tại sao chị không cho con chị học gần nơi cư trú, vừa thuận tiện lại không mất công đi xin xỏ, làm phiền đến tôi?

Vấn đề cô hiệu trưởng đặt ra cũng là điều mà vợ chồng tôi từ thảo luận đến bàn cãi suốt thời gian dài. Không muốn phải làm những việc khuất tất, đặc biệt là xin xỏ chạy chọt, đồng thời với quan niệm cần cho con làm một người bình thường bắt đầu từ tuổi thơ bé, cả hai vợ chồng đã thỏa thuận cho con học ở trường nơi địa bàn cư trú của mình, vừa gần nhà lại nhẹ nhàng.

Nhưng khi đến trường và chứng kiến những cơ sở vật chất cũng như điều kiện học tập của nơi con mình sẽ theo học, tôi đã từ bỏ ý định cho cháu theo học nơi đây.

Cùng một chương trình đào tạo, cùng một tiêu chuẩn “được có quyền học tập” nhưng rõ ràng ngay từ khâu đầu tư cơ sở vật chất ban đầu đã có sự khác biệt rất lớn ở các trường trọng điểm và các trường còn lại.

Trong khi các trường trọng điểm được trang bị khá đầy đủ các phương tiện học tập hiện đại thì những trường khác, bàn ghế, phòng học còn thiếu thốn, dụng cụ học tập chỉ mang tính biểu trưng chứ không nhằm phục vụ mục đích học tập thiết thân cho các em.

Cùng một chương trình học, nhưng ở những trường trọng điểm, các em được học tập với những dụng cụ trực quan sinh động, còn các em ở trường khác chỉ việc ngồi nghe cô giáo giảng bài mà không hề hình dung bài giảng đang nói về cái gì. Làm sao không khỏi thiệt thòi cho các em.

Cùng một chương trình giáo dục, nhưng giờ hoạt động ngoài trời, các em ở trường điểm có cả không gian cây xanh rộng lớn cho mùa hè, khu nhà chơi an toàn ấm áp cho mùa đông để tha hồ chạy nhảy phù hợp với lứa tuổi hiếu động. Trong khi ở trường nơi con tôi sẽ theo học, ngay cả bữa ăn trưa cũng được thực hiện ở hành lang lớp học, thì nói gì đến không gian dành cho việc vui chơi.

Mặt khác, ở những trường trọng điểm, đội ngũ giáo viên thường được tinh chọn và thường xuyên được dự những chương trình tập huấn nâng cao chuẩn kiến thức. Quan niệm “ở gần mặt trời” với tinh thần thường xuyên được/bị theo dõi giám sát cũng khiến thầy cô không dám sao nhãng với giờ dạy, càng thúc đẩy sự đôn đốc học tập của học trò. Trong khi ở những trường khác, không phải là tất cả, hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp vẫn đang xảy ra.

Sau khi tìm hiểu những điểm trên, cuối cùng, dù biết phải vượt qua bao gian truân vất vả, tôi cũng đi đến quyết định tham gia cuộc chiến chạy trường với những phụ huynh khác chỉ để con mình có được một nơi học bình thường, chứ không phải tốt nhất hay để trở thành thần đồng thiên tài như nhiều phụ huynh khác nhầm tưởng và lên tiếng.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thư viện trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có trên 13.000 sách, báo , tạp chí phục vụ nhu cầu đọc của giáo viên, học sinh.
Cô Nguyễn Thị Minh Trinh - Trường ĐH Bách khoa TPHCM đang hướng dẫn về hệ thống nhiệt điện
Không có hình ảnh

Sửa và bổ sung hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 31/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

Ngành GD - ĐT tỉnh ta trồng cây lưu niệm tại Tượng đài TNXP ngã ba Đồng Lộc

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Bộ GD &ĐT, nhân dịp kỷ niệm 121 ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ tìm đường cứu nước (1911-2011), hướng tới kỷ niệm 64 năm ngày thương binh - liệt sỹ (27/7/1949-27/7/2011), vừa qua, đoàn đại biểu của ngành GD -ĐT tỉnh ta gồm: lãnh đạo các phòng chức năng của Sở, trường THPT, Trường CĐSP HB, Trung tâm GDTX, các phòng GD -ĐT… do thầy giáo Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở dẫn đầu đã đến trồng cây lưu niệm trên Tượng đài Thanh niên xung phong toàn quốc và 10 nữ TNXP tại ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Cùng đi với đoàn có đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Báo Hòa Bình.

Các trường nỗ lực chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp

(HBĐT)- Ngày 27/4/2011, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 11 về việc tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011. Đồng thời, UBND tỉnh có quyết định số 677 về việc thành lập Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tỉnh năm học 2010-2011. Các cấp, ngành đã, đang dành cho kỳ thi này sự chuẩn bị tốt nhất. Kỳ thi này, tỉnh ta có 41 cụm trường với sự tham gia của khoảng 10.000 thí sinh. Những ngày này, các trường THPT, TTGDTX và học sinh, học viên lớp 12 đang có những ngày chuẩn bị bận rộn, cùng quyết tâm cao nhất.

Vào lớp 1 như... thi hoa hậu

Một bà mẹ sau khi biết con mình trượt trong đợt thi tuyển vào lớp 1 ở Trường tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội đã than: “Thế là con đã gia nhập đội quân thất trận. Thôi lại tiếp tục ôn luyện để “chinh chiến” ở Trường thực nghiệm!”.

Lãng phí lớn

Những năm gần đây, sinh viên ngành sư phạm ra trường rất khó tìm việc làm, có nhiều môn học gần như không có nhu cầu tuyển dụng. Sự phối hợp giữa cung và cầu không có, học sinh khi tốt nghiệp THPT không có định hướng. Thế nhưng, các trường ĐH, CĐ Sư phạm vẫn tuyển sinh với chỉ tiêu khá lớn.

Những chuyên gia đứng sau “điệp vụ” Trại hè Thành phố những người lớn tí hon

Họ là những nhân vật nổi tiếng không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà còn nổi tiếng vì lòng yêu trẻ và sự tâm huyết với trẻ em

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục