Những năm gần đây, sinh viên ngành sư phạm ra trường rất khó tìm việc làm, có nhiều môn học gần như không có nhu cầu tuyển dụng. Sự phối hợp giữa cung và cầu không có, học sinh khi tốt nghiệp THPT không có định hướng. Thế nhưng, các trường ĐH, CĐ Sư phạm vẫn tuyển sinh với chỉ tiêu khá lớn.
Nhiều giáo viên dạy các môn như: văn, sử, địa, giáo dục công dân… là những môn lâu nay ở các địa phương nhu cầu tuyển dụng rất ít. Mỗi năm, mỗi địa phương chỉ tuyển dụng một vài chỉ tiêu, thậm chí nhiều địa phương không tuyển do nhu cầu tại đơn vị đã đủ và thừa. Nhiều hiệu trưởng đau đầu khi bố trí nhân sự. Vì kinh phí khoán, đơn vị phải tự trả lương mà thừa như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh phí hoạt động tại đơn vị.
Chính sự đào tạo tràn lan như trên đã dẫn đến sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Từ đây dẫn đến cách tuyển dụng ở nhiều địa phương xảy ra tiêu cực (tình trạng phải là người quen biết, hoặc có nhiều tiền mới được tuyển dụng).
Người viết bài này tốt nghiệp ngành sư phạm khóa 2002-2006 của trường ĐH Huế. Khóa học này, ngành văn có hai lớp. Riêng lớp chúng tôi đã có 17 sinh viên quê Thanh Hóa. 5 năm đã trôi qua nhưng trong số này chỉ có 2 người xin được đúng ngành nghề. Trong số những người bạn thuở ấy của tôi, người thì lấy chồng ở nhà phụ giúp gia đình, người thì chật vật lo được suất làm văn phòng ở xã, thậm chí có người không thể xin được việc ở nhà nuôi vịt, làm ruộng.
Nhiều người xin dạy hợp đồng ngắn hạn tại các trường phổ thông nhưng chi phí cũng rất lớn. Mỗi tuần chỉ được xếp dạy 1-2 lớp. Vì vậy lương giáo viên hợp đồng chỉ dao động từ 400-600 ngàn đồng, số tiền đủ để đổ xăng và đầu tư in giáo án. Nhưng vì yêu ngành nghề của mình nên họ vẫn phải chấp nhận.
Được đào tạo mà không xin được việc làm sau khi ra trường là sự lãng phí rất lớn. 4 năm học, nhà nước miễn học phí, lo bố trí giáo viên giảng dạy, đầu tư trường lớp, thư viện, kiến tập, thực tập, làm khóa luận rồi các đề tài nghiên cứu khoa học… những sinh viên không xin được việc cũng tốn kém quá nhiều tiền trang trải ăn ở, sinh hoạt trong những năm theo học.
Một thực tại đang diễn ra là các năm gần đây, nhiều học sinh giỏi đã không thi vào ngành sư phạm. Điểm đầu vào của các trường đa số chỉ lấy ở mức điểm sàn... Nếu không có sự điều chỉnh, tương lai không xa ngành sư phạm sẽ không có thầy giỏi để đứng lớp.
Theo Thanhniên
Nếu được hỏi điều gì đọng lại sau một tuần sôi động và tràn đầy tình hữu nghị ở ISEF, tôi trả lời, đó là những nụ cười rạng rỡ. Với thông điệp BTC đưa ra: “Thay đổi thế giới”, tôi tin rằng chính nụ cười ấy đang thay đổi hành tinh của chúng ta
Ngày 13-5, Đại học Đà Nẵng công bố chi tiết tỉ lệ "chọi" theo từng ngành của các trường thành viên.
(HBĐT) - Ngày 13/5, Ban quản lý Dự án Giảm nghèo tỉnh đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ cơ sở về giám sát các công trình xây dựng thuộc hợp phần ngân sách phát triển xã.
(HBĐT)- “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục cuả nhà trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần trong hình thành nhân cách cuả học sinh, giúp các em biết tự giáo dục, rèn luyện và hoàn thiện mình. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống của học sinh... - Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng phụ trách Đội trường THCS Kim Tiến (Kim Bôi) chia sẻ.
Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 sẽ diễn ra trong ba ngày 2, 3 và 4-6. Ðến nay, các địa phương đã hoàn thành giảng dạy chương trình lớp 12, tích cực ôn thi tốt nghiệp và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Hậu thi học kỳ 2 không còn là thời điểm để học sinh nghỉ ngơi. Học sinh chuyển cấp phải gồng mình học ngày, học đêm lũ lượt vào các lớp học bồi dưỡng để chuẩn bị cho cuộc vượt vũ môn...