35% độc giả trả lời họ không quan tâm tới việc “chạy” trường, “chạy” lớp cho con vào lớp 1 và chuyển cấp, trong khi đó có tới 62% độc giả đã thừa nhận gia đình họ đã tham gia vào việc “chạy” trường, lớp cho con.

 
Đây cũng là kết quả thăm dò của độc giả Dân trí từ ngày 12/5 đến ngày 8/6/2011.
 

62% ý kiến thừa nhận đã "chạy" trường, lớp cho con cũng là một con số đáng giật mình với không ít người quan tâm tới các vấn đề giáo dục trong nước

 

Mặc dù phải tới tháng 7 hàng năm mới là thời điểm chính thức để các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, tuy nhiên từ trước đó một cuộc đua ngầm chạy vào lớp 1 cũng như chuyển đầu cấp đã diễn ra. Mức chi cho các suất học lên tới cả nghìn đô, và dù không khẳng định mức giá cụ thể, nhưng “như biết việc” hầu hết các phụ huynh đều phải nới hầu bao để trả cho công đoạn này. Trong một bài báo mà PV Dân trí đã đề cập khi lý giải việc chạy trường, hiệu trưởng của một trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng: “Vấn nạn chạy trường là nhu cầu tất yếu của xã hội. Gia đình nào cũng mong muốn con cái được học tập những ngôi trường tốt, giàu thành tích… Chính vì thế nó đã tạo một cơn “sốt” mỗi khi tuyển sinh vào lớp 1. Sai lầm của phụ huynh đó là chỉ quan tâm chọn trường mà quên mất yếu tố để giúp con mình học tốt đó chính là giáo viên”.

 

Lý giải vấn đề này, ở một góc độ khác thì có người cho rằng, “do mật độ phân bố dân cư không đều, thường tập trung ở những khu đô thị mới nên áp lực tuyển sinh đè nặng lên các trường công lập quanh khu vực”, vì thế phát sinh chuyện “chạy” trường.
 
Đừng để những áp lực "chạy" trường, lớp ảnh hưởng đến con trẻ. (Ảnh minh họa)
 

 

Dù lý giải ở góc độ này hay góc độ khác, thì việc “chạy” trường, “chạy” lớp đã khiến một áp lực vô hình với nhiều bậc phụ huynh, và cũng chính việc này đã tạo nên một cuộc đua về “con số” giá cả. Nhận xét từ góc sau câu chuyện này, độc giả Thế Huynh nói thẳng: “Đây là một thực tế diễn ra từ hơn chục năm nay, chỉ có điều giá ngày một tăng theo thời gian mà thôi. Đây đích thị là tham nhũng trong giáo dục, nó góp phần làm hỏng nhân cách con người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hủy hoại nền giáo dục nước nhà, làm tăng các nguy cơ tệ nạn khác như đấu đá, tranh giành, hối lộ. Tôi nghĩ cơ quan điều tra cần vào cuộc, đưa ra ánh sáng các nhà sư phạm biến chất, mất chất để xử lý trước pháp luật làm gương, lấy lại sự trong sạch trong ngành được coi là cao quý: Trồng người”.

 

Cạnh tranh từ con số điểm, cạnh tranh đến cả chỗ ngồi để học e là đã tác động không nhỏ đối với học sinh đầu cấp, đặc biệt là các em học sinh sắp sửa bước vào lớp 1. Có lẽ từ suy nghĩ rất đơn giản của độc giả Trần Chung - là một giáo viên, ít nhiều sẽ khiến ai đó còn đang nóng lòng muốn chạy cho con phải suy nghĩ: Tôi cũng là một giáo viên, tôi thấy không phải ngành giáo dục tiêu cực mà do chính các phụ huynh tạo nên cơn "sốt" đó. Ngày trước, chúng tôi đi học làm gì có trường chọn như bây giờ mà vẫn học giỏi, vẫn thành đạt. Chẳng qua một số nhà giàu đua nhau, làm cho các gia đình khác phải theo mệt. Thiết nghĩ, trường điểm đâu phải các thầy cô 100% đều như mong muốn của phụ huynh. Mong các phụ huynh tỉnh táo hơn khi chọn trường cho con học”.

 

 

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục