Mấy ngày gần đây, rất nhiều nhà nghiên cứu vật lý và các giáo viên dạy bộ môn này lên tiếng cho rằng, câu số 13 mã 642, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 môn Vật lý không có đáp án đúng. Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của thầy Nguyễn Mạnh Nghĩa, giảng viên khoa Vật lý, ĐH Sư phạm Hà Nội về vấn đề này.

 

Câu số 13 mã 642, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 như sau: “Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất khí ở áp suất lớn. B. Chất khí ở áp suất thấp. C. Chất lỏng. D. Chất rắn.”

Có người thì cho là không đúng thực tế, có người lại bảo do câu chữ của đề thi không chặt chẽ dẫn đến hiểu không đúng vấn đề. Vậy sự thực thế nào?

Về vấn đề này, sách Vật lí 12, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 135 cho biết: “quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tuc”, “quang phổ vạch là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối”. Sách này cũng cho rằng: “quang phổ liên tục của các chất khác nhau chỉ phụ thuộc nhiệt độ của chúng”, “quang phổ vạch do chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện”.

Đối chiếu với câu hỏi số 13 trên đây ta thấy rằng, đối với người thầy thì các khái niệm kích thích bằng nhiệt hay bằng điện đã được trang bị trong giảng đường đại học. Nhưng một học sinh nếu không có sự giảng giải của người thầy để hiểu đúng bản chất vấn đề thì sẽ trả lời một cách máy móc bằng việc chọn phương án B.

Một học sinh nắm được bản chất vấn đề sẽ thật sự bối rối khi chọn phương án trả lời! Bởi vì để trả lời đúng ngoài việc hiểu được các khái niệm trên, cần phải giới hạn được một số vấn đề sau đây trong lời văn của đề thi:

Thế nào là “nung nóng đến nhiệt độ cao”? 100oC hay 300oC được coi là “đến nhiệt độ cao”? Ở các nhiệt độ này, “chất rắn” như một thanh sắt chẳng hạn đã phát được quang phổ liên tục như định nghĩa của sách vật lý đã dẫn trên chưa? Nếu chưa thì chọn phướng án nào để trả lời?

Có phải khi “nung nóng đến nhiệt độ cao” thì chất rắn, chất lỏng, chất khí ở áp suất cao chỉ phát ra quang phổ liên tục không? Đèn cao áp chiếu sáng đường phố có phải chứa chất khí ở áp suât cao không? Nó phát quang phổ gì, liên tục hay vạch?

Học sinh đã được dạy từ các lớp dưới rằng một khối khí bị thay đổi nhiệt độ thì áp suất giữ nguyên hay không còn phụ thuộc thể tích của nó. Liệu khi “nung nóng đến nhiệt độ cao” thì áp suất của khí này có còn thỏa mãn là thấp để phát ra quang phổ vạch như sách nói không?

Vì không hạn định được thế nào là “nung nóng đến nhiệt độ cao” cho nên cần phải xác định có phải chất khí có áp suất thấp bị nung nóng đến nhiệt độ đủ cao mà vẫn chỉ phát quang phổ vạch thì mới có cơ sở để chọn phương án trả lời!

Từ những điều trên, có thể thấy rằng, một học sinh nắm được bản chất vấn đề sẽ không thể chọn được phương án trả lời, trừ phi chọn một cách máy móc là phương án B!

Chúng tôi sợ rằng đa số học sinh lại sẽ chỉ chọn một cách máy móc! Điều đó đặt ra cho chúng ta, những người thầy phải thấy được trách nhiệm của mình. Chúng ta dạy gì cho học sinh? Dạy để cho họ chọn đáp án một cách máy móc hay dạy để họ chọn đúng bản chất sự việc hiện tượng khi mai này các em bước vào đời?

 

                                                                                      Theo ND

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục