Hoạt động dạy và học của nhiều trường trong cả nước đã diễn ra gần ba tuần. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sĩ (TP.HCM) trong giờ học.

Hoạt động dạy và học của nhiều trường trong cả nước đã diễn ra gần ba tuần. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sĩ (TP.HCM) trong giờ học.

Năm học mới bắt đầu được ba tuần nhưng nhiều nơi vẫn chưa nhận được tài liệu chính thức hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình - sách giáo khoa (gọi tắt là tài liệu giảm tải) của Bộ GD-ĐT. Có nơi đã nhận được nhưng vẫn phải chờ... phương án thống nhất.

 

Đến chiều 8-9, nhiều giáo viên tại TP.HCM cho biết vẫn chưa nhận được tài liệu hướng dẫn giảm tải chính thức của Bộ GD-ĐT. Cô Võ Thu Hà - giáo viên môn toán Trường THPT Phú Hòa, TP.HCM  - nói: “Chúng tôi xem trên mạng mới thấy nhiều bài giảm tải nằm ngay trong chương đầu tiên, như phần hình học lớp 11 và phần đại số lớp 10 - tức là dạy ngay trong những ngày đầu năm học. Thời điểm này mới quyết định, mới tiến hành giảm tải đã quá trễ và có vẻ cập rập, bị động. Đáng lẽ tài liệu giảm tải phải cung cấp cho giáo viên ngay từ trong hè vì đây là thời điểm chúng tôi soạn đề cương cho năm học mới”.

Điệp khúc... chờ

Theo ông Nguyễn Hoài Chương - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đến tuần sau sở mới có hướng dẫn cụ thể từng bộ môn thông qua cuộc họp chuyên môn đầu năm học.

Trong khi đó tại Hà Nội, ông Phạm Hữu Hoan, phó trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: “Ngày 7-9, sau ba ngày kể từ khi Bộ GD-ĐT ban hành tài liệu giảm tải chính thức, chúng tôi đã có công văn hướng dẫn cụ thể gửi đến các trường”. Theo công văn này, ban giám hiệu các trường chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn họp để thảo luận, thống nhất việc điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết trên cơ sở lược bớt những nội dung, yêu cầu đã được Bộ GD-ĐT cho phép.

Sở chỉ đạo như vậy nhưng các trường vẫn còn lấn cấn việc thống nhất cách thực hiện. Có trường mới chỉ xong việc phát tài liệu cho giáo viên nghiên cứu. Có trường chờ phòng GD-ĐT hướng dẫn chi tiết, một số lãnh đạo phòng vẫn chờ sở. “Bảo tinh giản thì cứ nghiên cứu tài liệu, nhưng cách làm thế nào để tinh giản có hiệu quả còn phải chờ thống nhất” - một giáo viên Trường THCS Trưng Nhị, Hà Nội phát biểu.

Chữa lửa

Ngạc nhiên với giảm tải?!

Một số hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Ba Vì, Hà Nội tỏ ra ngạc nhiên khi nghe nói về nội dung giảm tải. “Chúng tôi vẫn thực hiện chương trình giảm tải theo hướng dẫn đã có từ mấy năm trước. Còn năm nay chúng tôi chưa được phổ biến” - cô Khuất Thị Thêm, hiệu trưởng Trường tiểu học Yên Bài A, khẳng định. Ông Lương Văn Soòng, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, nói: “Vào năm học mới rồi nhưng tài liệu chính thức chúng tôi chưa nhận được”.

Ông Đoàn Thế Oai - giáo viên môn tiếng Anh Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM - nói: “Không biết các môn khác như thế nào nhưng với môn tiếng Anh cần phải thảo luận, trao đổi hoặc có sự hướng dẫn chi tiết của Sở GD-ĐT, giáo viên chúng tôi mới yên tâm thực hiện. Vì khi xem trên mạng tôi thấy Bộ GD-ĐT cho phép bỏ bài này bài kia nhưng khổ nỗi với môn tiếng Anh, các bài có liên quan với nhau. Tôi có cảm giác cách thực hiện giảm tải như hiện nay chỉ là cách chữa lửa, hết sức chắp vá. Nếu không có sự thống nhất giữa giáo viên các trường, nếu “mạnh trường nào trường nấy múa” sẽ không hiệu quả”.

Tương tự ở Hải Phòng, giáo viên một số trường THPT, THCS cho biết “đang chờ chuyên viên của sở hướng dẫn mới thực hiện” việc giảm tải. Giáo viên dạy lịch sử tại một trường THPT cho rằng: “Để có sự thống nhất giữa giáo viên trong bộ môn thì rất cần sự thống nhất từ Sở GD-ĐT xuống đến trường và tổ chuyên môn. Thống nhất để điều chỉnh tiết học thế nào”.

Theo ông Vũ Văn Trà - phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, đến trung tuần tháng 9 sở mới triệu tập cuộc họp giữa các chuyên viên của sở và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của tất cả trường thuộc các cấp học để thảo luận và thống nhất thực hiện.

Nội dung đã dạy, vẫn bàn giảm tải

Trước thực tế này, nhiều giáo viên đang rất lúng túng. Nhiều thầy cô giáo dạy văn và sử ở Trường THCS Trưng Nhị, THPT Trần Phú, Hà Nội chia sẻ: “Nếu bây giờ chúng tôi cứ chủ động triển khai, sau này ở trên lại chỉ đạo khác, thanh tra chuyên môn khi kiểm tra lại vặn vẹo thì chúng tôi biết làm sao?”. Và “không thống nhất, trong trường hợp có những đề kiểm tra chung của trường, của quận, rất có thể học sinh sẽ bị thiệt thòi khi giáo viên mỗi lớp làm một kiểu”.

Trong buổi họp của lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, Hà Nội ngày 7-9 về giảm tải, nhiều giáo viên là tổ trưởng bộ môn của các trường đã bày tỏ băn khoăn khi lược bớt yêu cầu và nội dung thì việc kiểm tra chuẩn đầu ra sẽ thế nào? Tại cuộc họp, có những chuyên viên phụ trách môn học cũng không trả lời được băn khoăn của giáo viên vì họ không phải “tác giả của giảm tải”. Nhiều giáo viên cho rằng Bộ GD-ĐT quá vội vàng nên gây khó khăn cho giáo viên. Hiện nay có những môn học, phần có thể giảm tải đã dạy xong mà phương án giảm tải thế nào vẫn còn đang bàn?!

Vì có quá nhiều băn khoăn, lo lắng nên một số nơi giáo viên vẫn áp dụng giải pháp an toàn là “chưa giảm tải”. Một giáo viên dạy sử ở Hải Phòng nói: “Tôi vẫn dạy như cũ vì chưa có phương án thống nhất chính thức”.

Một số chuyên viên phụ trách các môn học của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết khi bắt đầu có dự thảo của Bộ GD-ĐT, giải pháp tình thế trước mắt đối với các trường của Hà Nội là cứ dạy dồn lên trong khi chưa thống nhất được việc điều chỉnh phân phối chương trình. Bởi nếu chờ thống nhất xong mới thực hiện khi năm học đã bắt đầu ít nhất ba tuần sẽ có rất nhiều nội dung trong diện tinh giản vẫn phải dạy bình thường.

 

                                                                      Theo TuoiTre

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục