Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trong tình trạng khẩn cấp".

 

Hội thảo quốc tế này nhằm chia sẻ kinh nghiệm, từ đó tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thảm họa cho ngành giáo dục Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp, thông qua việc nâng cao hiệu quả điều phối và năng lực của ngành nhằm đảm bảo duy trì học tập, đảm bảo chất lượng giáo dục trong những trường hợp xảy ra thảm họa.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thiên tai. Tác động của các tình trạng khẩn cấp và thiên tai đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, người thiểu số và khuyết tật. Tăng cường giáo dục trong tình trạng khẩn cấp để phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ chiến lược của các quốc gia.

Ngành Giáo dục Việt Nam với đội ngũ đông đảo gần 30 triệu người, nếu được trang bị hiểu biết, kiến thức sẽ trở thành lực lượng hùng hậu nhất, xung kích nhất trong việc thực hiện chiến lược phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản luật liên quan, đồng thời triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc thực hiện chiến lược giảm thiểu rủi ro, phòng và chống thiên tai cũng như biến đổi khí hậu; phối hợp chặt chẽ với UNICEF, Liên minh giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (NIEE), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam... để tiến tới mục tiêu: Xây dựng, đề xuất các tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu; Xây dựng bộ công cụ đánh giá và thí điểm tại các trường cũng như Chương trình tập huấn hiệu trưởng để giải quyết và lồng ghép công tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu vào các hoạt động nhà trường.

“Dự án Giáo dục trong các tình trạng khẩn cấp cho Việt Nam” được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam thực hiện thí điểm trong năm 2010-2011. Dự án với mục tiêu tăng cường công tác ứng phó với các tình trạng khẩn cấp, thiên tai, biến đổi khí hậu và các thách thức phát triển bền vững thông qua giáo dục vì sự phát triển bền vững.

Bà Lori Henniger, Trưởng NIEE tại Việt Nam cho biết: NIEE muốn cùng phía Việt Nam xây dựng dự án, đóng góp vào công tác giáo dục về giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam. Hiệu quả của dự án hiện chưa thể đánh giá được kết quả cụ thể, song nguyên tắc chủ đạo là làm sao để ứng phó có hiệu quả nhất với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Từ năm 2011 đến 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đảm bảo lồng ghép các hoạt động liên quan đến chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai vào chiến lược 10 năm của Chính phủ, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành giáo dục. Bộ sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự phòng khẩn cấp và giáo dục trong trường hợp khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương, bao gồm việc xây dựng và phát triển tài liệu Quốc gia chuẩn về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh./.



                                                                               Theo Vietnam+
 
 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các Kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục