Cô, trò trường mầm non Tu Lý (Đà Bắc) biểu diễn văn nghệ trong lễ đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Cô, trò trường mầm non Tu Lý (Đà Bắc) biểu diễn văn nghệ trong lễ đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 20/20 xã, thị trấn đã có các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó, 19 xã, thị trấn có trường mầm non, còn xã Suối Nánh chưa thành lập được trường mầm non riêng. Khắc phục khó khăn đặc thù của huyện vùng cao, giao thông cách trở, đời sống, thu nhập của người dân còn ở mức thấp, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện đã chú trọng quan tâm đầu tư phát triển giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng, tạo điều kiện để con em các dân tộc trên địa bàn được chăm sóc, dạy dỗ chu đáo, học tập trong môi trường sư phạm tốt.

 

Ông Phạm Quốc Vinh, Phó phòng GD&ĐT huyện cho biết: Những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn như ngân sách, chương trình mục tiêu, kiên cố hóa trường lớp, Chương trình 135, WB, dự án lòng hồ sông Đà…, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường mầm non, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hiện, toàn ngành có 224 phòng học, trong đó có 156 phòng kiên cố, 24 phòng bán kiên cố, còn 44 phòng học tạm ở các chi trường lẻ. Kế hoạch trong năm 2013 huyện sẽ đầu tư xóa phòng học tạm trên địa bàn.

 

Năm học 2012-2013, toàn huyện có 65 nhóm nhà trẻ với 905 cháu, 162 lớp mẫu giáo với 2.846 cháu, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt trên 60%; riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi có 50 lớp với 970 cháu, tỷ lệ huy động ra lớp đạt 100%. Đến nay, 100% trẻ được học chương trình giáo dục mầm non mới, được theo dõi sức khỏe trên biểu đồ, trẻ đến lớp được bảo đảm an toàn, bữa ăn đủ dinh dưỡng. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được triển khai theo kế hoạch, lộ trình với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, nhân dân ủng hộ, tích cực tham gia. Toàn huyện đã đầu tư 26,6 tỉ đồng thực hiện phổ cập giáo dục mầm non. Trong đó, xây mới 17 phòng học, 6 nhà hiệu bộ, 3 nhà công vụ cho giáo viên, giá trị  đầu tư 17,6 tỉ đồng; sửa chữa, nâng cấp 6 phòng học với tổng số tiền 1 tỉ đồng; mua sắm 72 bộ thiết bị và đồ chơi cho 72 lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng trị giá 8 tỉ đồng. Tháng 7 vừa qua, huyện đã được kiểm tra công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thu hút sự tham gia đóng góp, ủng hộ của các tổ chức và nhân dân với tổng giá trị đạt 1.662 triệu đồng. Trong đó, phụ huynh đóng góp mua đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị cho trẻ trị giá 1.508 triệu đồng; xây nhà vệ sinh, làm đường đi với tổng trị giá 104 triệu đồng; tổ chức tình nguyện (mùa hè xanh) ủng hộ 50 triệu đồng. Ngoài ra, trong các đợt phát động làm đồ dùng, đồ chơi cho lớp mẫu giáo 5 tuổi, phụ huynh, cán bộ, giáo viên trong toàn huyện đã làm được 1.508 đồ dùng, đồ chơi có chất lượng. Phụ huynh đã đóng góp trên 14.000 ngày công lao động dọn vệ sinh trường lớp, rào trường, tham gia trồng bồn hoa, cây cảnh... Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, vừa qua, huyện đã cấp tiếp 51 ti vi màn hình 40 inch kèm đầu DVD cho 18 trường học các xã vùng cao đảm bảo từ năm học này bố trí đủ màn hình tivi ở lớp 5 tuổi cho tất cả các trường mầm non trên địa bàn. Đến nay, toàn huyện có 85 nhóm lớp có đủ trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho giảng dạy, học tập của trẻ.

 

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, huyện không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Ngành mầm non toàn huyện hiện có 552 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bao gồm: 56 cán bộ quản lý, 377 giáo viên, 99 nhân viên với số lượng giáo viên hiện tại, huyện còn thiếu khoảng 50 giáo viên. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trở lên chiếm 97,5%, trong đó, trên chuẩn chiếm 13,9%. Hiện, đội ngũ giáo viên mới có 3 người có trình độ đại học, còn lại hầu hết có trình độ cao đẳng, trung cấp, tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm 2,7%. Đội ngũ này thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng, tạo điều kiện đi học nâng cao trình độ, đảm bảo đủ điều kiện, năng lực giảng dạy. Nhiều giáo viên hiện đang vừa học, vừa làm, đến năm 2014, toàn huyện sẽ có khoảng 100 giáo viên mầm non có trình độ đại học.

 

Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đến nay, huyện có 2 trường mầm non Tu Lý A và Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) đạt chuẩn quốc gia. Trường mầm non Tu Lý B đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đang phấn đấu được công nhận đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới.

 

 

 

                                                             Hà Thu

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục