Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, các cơ sở giáo dục không quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ.

 

Bên cạnh đó các cơ sở giáo dục cũng không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục. Theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, tài trợ cho giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Các khoản tài trợ cần được tiếp nhận, quản lý và thực hiện một cách hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các nhà tài trợ không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục. Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch

Khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị dạy - học với sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục. Đối với việc tiếp nhận tài trợ, thông tư này quy định rõ: giá trị khoản tài trợ hoặc hiện vật tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ sách kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành.

Cơ sở giáo dục tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, cụ thể: sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học và các hiện vật khác có giá trị sử dụng và đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục. Không tiếp nhận hiện vật không cần dùng trong cơ sở giáo dục, hiện vật độc hại, nguy hiểm đối với sức khoẻ của người dạy và người học.

Quản lý và sử dụng các khoản tài trợmột cách minh bạch

Cũng theo thông tư này thì cơ sở giáo dục lập Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi; cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh và nhà tài trợ.

Quá trình thực hiện Kế hoạch phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.

Các sản phẩm, công trình hình thành từ các nguồn tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích và được bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để phát huy hiệu quả sử dụng, không để thất thoát, lãng phí.

Trong trường hợp nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới, mua sắm mới tài sản cho cơ sở giáo dục hoặc tổ chức các hoạt động hỗ trợ dạy - học, các hoạt động ngoại khoá thì cơ sở giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn và giúp nhà tài trợ sử dụng khoản tài trợ đáp ứng đúng nhu cầu và phù hợp với kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục; Phối hợp với nhà tài trợ thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện để đảm bảo chất lượng, mỹ quan của sản phẩm, công trình; Nghiệm thu, tiếp nhận sản phẩm, công trình do nhà tài trợ tự thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo sản phẩm, công trình được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

Thông tư này cũng nhấn mạnh: Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục, cụ thể: Tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này; thực hiện tổng kết, đánh giá nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các khoản tài trợ. Lập báo cáo thu chi các khoản tài trợ và kết quả thực hiện, gửi cấp trên quản lý trực tiếp và gửi các nhà tài trợ.

Thành lập bộ phận tiếp nhận các khoản tài trợ của cơ sở giáo dục, bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ sở giáo dục, đại diện các bộ phận chức năng và Ban đại diện cha mẹ học sinh (đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên) hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên (đối với trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học).

Phối hợp với nhà tài trợ tổ chức triển khai có hiệu quả các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục. Chủ động đề xuất với nhà tài trợ về thứ tự nhiệm vụ ưu tiên trong việc sử dụng các khoản tài trợ để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy - học, hoạt động giáo dục phù hợp với kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục.

Chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình các đơn vị có chức năng giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ tại cơ sở giáo dục nếu được yêu cầu. Chịu trách nhiệm giải trình, trả lời các ý kiến thắc mắc (nếu có) của của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh và nhà tài trợ trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ.

Được biết thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, các tổ chức và cá nhân có liên quan. Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 25/10/2012.

 

                                                                Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thi vào công chức Đà Nẵng phải tốt nghiệp ĐH loại giỏi

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tuyển dụng công chức hành chính năm 2012. Theo đó, ở ngạch chuyên viên, yêu cầu các ứng viên không đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thành phố phải tốt nghiệp ĐH từ năm 2011 về trước đạt loại giỏi trở lên.

Khai giảng lớp dạy nghề nề- hoàn thiện xây dựng

(HBĐT) - Ngày 9/9, Trung tâm Dạy nghề Công ty CP 26/3 Hòa Bình tổ chức khai giảng lớp sơ cấp nghề nề- hoàn thiện xây dựng. Tham dự lễ khai giảng có lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH, Công ty CP 26/3 và 36 học viên là lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đà Bắc, Kỳ Sơn và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lớp học thuộc Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Khai giảng các lớp đào tạo ngắn hạn triển khai đề án “Chuyển giao trí thức, công nghệ và đào tạo nhằm nâng cao năng lực phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”

(HBĐT) - Ngày 10/9, tại trường Chính trị tỉnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp khai giảng các lớp đào tạo ngắn hạn triển khai đề án “Chuyển giao trí thức, công nghệ và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ khai giảng.

Đóng cửa nguyện vọng bổ sung lần 1: Thí sinh “ảo” - Nhiều trường “gọi” nguyện vọng 2&3

Do có nhiều lý do khách quan có thể dẫn đến việc nhiều thí sinh chưa nhận được giấy chứng nhận kết quả thi trước ngày 31-8-2012 nên để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt đầu tiên của các trường không được sớm hơn ngày 7-9-2012 (tính theo dấu Bưu điện trong trường hợp hồ sơ xét tuyển gửi theo đường bưu điện). Nhiều trường lấy thời điểm này làm hạn chót nộp hồ sơ xét tuyển.

Khi học trò lớp 1 “lệch pha”

Nếu như trước đây, học trò lớp 1 thường “làm dữ” trong những ngày đầu đi học thì bây giờ, nhờ được “rèn” từ bậc mầm non, việc đến trường của trẻ thuận lợi hơn. Những trẻ bỏ qua bước đệm này thì bị “lệch pha” rất rõ so với bạn bè.

Trồng cây tình nguyện và trao học bổng cho 20 học sinh nghèo vượt khó học giỏi

(HBĐT) - Ngày 9/9, Tỉnh Đoàn Hòa Bình phối hợp với Ngân hàng Standard Chanrtered tại Việt Nam tổ chức chương trình trồng cây tình nguyện và trao học bổng cho 20 học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục