Lao động tra cứu nhu cầu tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn năm 2012.

Lao động tra cứu nhu cầu tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn năm 2012.

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Lạc Sơn có 64.723 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,78% dân số. Trong đó, số lao động tham gia hoạt động kinh tế 61.800 người. Số lao động trong độ tuổi qua đào tạo 14.284 người, chiếm 21,45%. Số người có nhu cầu học nghề 21.000 người. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp người dân XĐ-GN.

 

Ông Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Để đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huyện đã rà soát, điều tra nhu cầu học nghề, đề cao tính hợp lý trong khâu đào tạo và tuyển dụng đối tượng. Cụ thể, đối với nhóm nghề nông nghiệp, huyện xác định các nghề được lựa chọn đào tạo phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương và dự định SX của người lao động sau khi học. Đối tượng đào tạo là những lao động trực tiếp SX tại gia đình. Nhóm nghề phi nông nghiệp là những nghề làm sản phẩm gắn với thị trường để bao tiêu sản phẩm cho người học, tận dụng thời gian nông nhàn và nguyên liệu có sẵn tại địa phương, hình thức đào tạo truyền nghề hoặc cầm tay chỉ việc.

 

Theo ông Bùi Văn Quang, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Lạc Sơn, hiện Trung tâm đã đánh giá thực trạng sử dụng lao động tại địa phương, từ đó có kế hoạch mở lớp đào tạo nghề  đón đầu nhu cầu cũng đang là hướng đi mà huyện Lạc Sơn áp dụng. Với hình thức này, ưu điểm là đào tạo nghề theo địa chỉ, nhu cầu, đồng thời cũng vừa khuyến khích các DN, đơn vị mở rộng SX-KD.

 

Trong năm 2012, huyện đã phối hợp với các cấp, ngành mở lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, DN với một số nghề như: kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, BVTV cho 60 lao động và 16 lớp nghề thuộc nhóm phi nông nghiệp cho 465 người với các nghề như mây tre đan, sửa chữa máy SX, may công nghiệp... Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều lao động đã vận dụng kiến thức, kỹ năng vào SX, nâng cao sản lượng, năng suất lao động, nhờ đó, số lao động duy trì được nghề học đạt trên 80% tuy quy mô còn nhỏ lẻ.

 

Cùng với đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, huyện cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm đối với nhóm đối tượng đã theo học các nghề phi nông nghiệp. Hàng năm, huyện phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm ngay trên địa bàn huyện nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức rà soát, phân loại hộ nghèo để từ đó ưu tiên đầu tư vốn giải quyết việc làm, giúp các hộ đầu tư SX, XĐ-GN một cách bền vững. Nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu.

 

Nhờ những giải pháp hữu hiệu và sự vào cuộc của các cấp, ngành, trung bình mỗi năm, huyện đã đào tạo nghề cho khoảng 1.000 lao động, giải quyết việc làm cho từ 2.000 - 3.000 lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã vùng đặc biệt khó khăn, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm (tiêu chí mới) bình quân khoảng 3% năm.

 

 

                                                                         Đinh Hòa

 

Các tin khác

Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Tân Lạc tạo điều kiện thuận lợi để học sinh - sinh viên vay vốn học tập.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Học xong không dám…đi làm

Đó là một thực trạng khá mâu thuẫn nhưng phổ biến của sinh viên hiện nay. Họ tốt nghiệp với bằng cấp khá giỏi, nhưng kĩ năng mềm và kiến thức chuyên ngành chưa được đầu tư kĩ đã khiến họ thiếu tự tin và thậm chí sợ hãi khi phải làm việc…đúng chuyên ngành của mình.

Điểm thi thấp cũng được học ngành y

Việc trúng tuyển vào ngành bác sĩ đa khoa, dược sĩ ĐH... để trở thành bác sĩ, dược sĩ chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. Có trường điểm chuẩn trúng tuyển chỉ bằng sàn.

Khi con vào lớp 1

HBĐT) - Bước vào lớp 1 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, từ giai đoạn chuyển tiếp giữa vui chơi là chính, giờ đây trẻ phải tập trung học tập. Trước đây, trẻ được tự do vui chơi, ca hát, giờ phải nghiêm túc vào khuôn khổ theo từng tiết học. Sự thay đổi này dễ tác động đến tâm lý, nếu gia đình không có sự chuẩn bị chu đáo dễ làm trẻ có cảm giác chán nản hoặc lo sợ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tiếp cận kiến thức sau này.

Giao lưu “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Hòa Bình” năm 2012

(HBĐT) - Chiều ngày 22/9 Trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Hòa Bình” năm 2012. Tham dự chương trình giao lưu có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn; một số sở, ban ngàng của tỉnh, các nhà tài trợ chương trình và 100 ĐV-TN tiêu biểu của 11 huyện, thành phố.

TP Hòa Bình: Đại hội đại biểu Liên đội THCS điểm tại Liên đội THCS Sông Đà

(HBĐT) - Chiều ngày 21/9, tại Liên đội trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình) đã tổ chức Đại hội đại biểu điểm THCS năm học 2012-2013. Dự Đại hội có đại đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành đoàn, 35 tổng phụ trách Đội của các trường trên địa bàn thành phố và 60 đội viên xuất sắc, đại diện cho trên 600 đội viên của trường THCS Sông Đà.

Kỳ Sơn: 60 cán bộ nông dân nòng cốt cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ

(HBĐT) - Từ ngày 19 – 21/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trung tâm BDCT huyện Kỳ Sơn tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội cho 60 học viên là cán bộ nông dân nòng cốt các xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục