Học gì để khi ra trường có bằng cấp và kỹ năng làm việc tốt, giỏi tiếng Anh là vấn đề được các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm nhất trong buổi giao lưu trực tuyến “Hậu xét tuyển NV2 - Cơ hội học đại học theo chuẩn quốc tế” ngày 20/9/2012 trên báo Dân trí.
Bằng cấp + kỹ năng + ngoại ngữ = việc làm
Đã có thời nhiều bạn trẻ chạy theo suy nghĩ "Cứ phải có bằng đại học đã, ngành gì cũng được, rồi dần sẽ tìm được việc". Không phủ nhận giá trị của tấm bằng, đó là sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng trong suốt nhiều năm đèn sách. Tuy nhiên, hiện nay điều các nhà tuyển dụng mong mỏi, là ứng viên là kỹ năng làm việc và giỏi ngoại ngữ (trích lời Tổng Giám đốc của một công ty dược phẩm lớn tại Hà Nội).
Thạc sỹ Hoàng Thị Bảo Thoa - Phó GĐ Trung tâm Đào tạo và Giáo dục quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) cho biết: "Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế lấy bằng Cử nhân của ĐH Troy (Mỹ) và ĐH Massey (New Zealand) có tính thực tiễn cao, nghiêm túc và chất lượng nên sinh viên trưởng thành nhanh. Tại đây, các em tập trung hoàn toàn vào việc học, không có tâm lý đối phó, suy nghĩ ỷ lại hay đi đường vòng. Nhiều bạn sinh viên khi nhập học đã rất lo lắng "làm sao học tốt bằng tiếng Anh" thì chỉ sau 1 năm học đã có chứng chỉ IELTS 5.5”. Theo kết quả khảo sát, tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường là 100%, trong đó có nhiều sinh viên làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn của nước ngoài, các công ty liên doanh và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Trò chuyện với các sinh viên năm thứ 2 chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh của ĐH Troy, đa phần cho rằng áp lực học cao nhưng không đánh đố, các thầy giáo người Mỹ có cách truyền đạt rất dễ hiểu, đặc biệt luôn hướng dẫn tỉ mỉ việc đọc tài liệu, do đó chỉ cần học nghiêm túc là qua được bài thi. “Tiếng Anh tốt, giao tiếp tự tin giúp em tạo được ấn tượng tốt qua các đợt thực tập, mở ra cơ hội việc làm ngay trước khi tốt nghiệp”. (Sinh viên Troy khóa 7, Cao Minh Đức hiện đang làm việc tại UPS).
Theo số liệu công bố trong buổi Tọa đàm "Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động Việt Nam” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, có đến 26,2% sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường không có việc làm; 70,8% có việc làm nhưng phần lớn là làm trái ngành nghề; chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo mà nguyên nhân chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp thiếu kỹ năng làm việc. Bởi vậy, ngay từ bây giờ mỗi bạn trẻ cần có quyết định đúng đắn cho 4 năm tới. Để bắt đầu, hãy lật lại câu hỏi “học gì để khi ra trường có bằng cấp, có kỹ năng làm việc tốt và giỏi tiếng Anh?”.
Theo Dantri
Nhiều trường ngoài công lập đang rất chật vật trong việc tuyển sinh khi mà vào thời điểm hiện tại chỉ mới đạt được 40-50% chỉ tiêu được giao. Mặc dù Bộ GD-ĐT luôn khẳng định nguồn tuyển cho khối trường này là dồi dào nhưng trên thực tồn tại không ít rào cản.
Còn nhiều băn khoăn trước thông tư sửa đổi, bổ sung việc công nhận, bổ nhiệm, hủy bỏ, miễn nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) sẽ bắt đầu áp dụng từ tháng 10 năm nay.
(HBĐT) - Bước sang năm học mới 2012 – 2013, bên cạnh đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, đẩy mạnh các phong trào thi đua, CVĐ, ngành GD&ĐT huyện Cao Phong đã tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học.
Cán bộ chấm thi trực tiếp sửa bài để nâng điểm hàng loạt, “giúp” những học viên cao học đủ điều kiện bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội khiến hơn 900 học viên cao học chưa được nhận bằng thạc sĩ.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Lạc Sơn có 64.723 người trong độ tuổi lao động, chiếm 49,78% dân số. Trong đó, số lao động tham gia hoạt động kinh tế 61.800 người. Số lao động trong độ tuổi qua đào tạo 14.284 người, chiếm 21,45%. Số người có nhu cầu học nghề 21.000 người. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm giúp người dân XĐ-GN.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh ta đã có 22.205 HSSV nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được vay vốn đi học với tổng dư nợ là 328,9 tỉ đồng tương ứng với 19.237 hộ đang còn dư nợ.