Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Quyết định nâng cấp trường trung cấp nghề thành trường Cao đẳng Nghề cho Hiệu trưởng, thạc sĩ Trương Tuấn Dũng. Ảnh: PV
(HBĐT) - Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp nghề tỉnh, theo Quyết định số 798/QĐ-LĐTBXH ngày 28/6/2010 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Hòa Bình. Đến nay, nhà trường đã khẳng định được vai trò trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập trường, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn thạc sỹ Trương Tuấn Dũng - Hiệu trưởng nhà trường xung quanh những kết quả nổi bật trong thời gian qua và phương hướng hoạt động của nhà trường trong thời gian tới.
PV: Xin thạc sỹ cho biết một số thành quả đạt được của trường Cao đẳng Nghề trong 10 năm qua?
Thạc sỹ Trương Tuấn Dũng: Trong 10 năm qua, trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình đã đạt được
những thành tựu đáng tự hào, thể hiện tập trung ở công tác đào tạo, liên kết đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Với nhiệm vụ chính là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã xác định đa dạng hóa các phương thức đào tạo nghề gắn liền với đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy, từ những ngày đầu thành lập chỉ có 3 khoa nhưng qua 10 năm, nhà trường đã chủ động liên kết, phối hợp với các trường CĐ, ĐH trong cả nước mở được 5 khoa với nhiều ngành học mới chất lượng như công nghệ ô tô, CNTT, điện tử dân dụng... Tính đến nay, nhà trường đã mở được 88 lớp sơ cấp nghề, 118 lớp trung cấp nghề, 15 lớp cao đẳng nghề và 14 lớp đại học hệ vừa học, vừa làm với tổng số hơn 9.000 HS-SV. Đặc biệt với hình thức đào tạo theo nhu cầu xã hội, liên kết đào tạo cho các doanh nghiệp, đến nay, hơn 80% sinh viên trong trường sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm ổn định và có thu nhập cao.
Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức người thầy và tinh thần trách nhiệm luôn là trọng tâm công tác. Nhà trường luôn tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đăng ký học sau đại học, nâng chuẩn... Do làm tốt công tác quy hoạch cán bộ và có cơ chế khuyến khích phát triển đội ngũ, trường hiện có 80 cán bộ, giáo viên, trong đó 5 người có trình độ thạc sỹ, 50 người trình độ đại học, 10 người trình độ cao đẳng, 5 người trình độ trung cấp. Tại các hội thi giáo viên dạy giỏi trường nghề, nhà trường cũng đã có 5 giáo viên đạt giải quốc gia và 1 giáo viên đạt giải tại hội thi thiết bị dạy nghề.
Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường đã xây dựng được cơ sở khang trang hiện đại, hạ tầng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập. Trường đã đầu tư đủ các hạng mục phụ trợ để cán bộ, giáo viên công nhân viên và học sinh sinh viên rèn luyện sức khỏe, TD-TT.
PV: Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, xin thạc sỹ cho biết những bài học kinh nghiệm được đúc kết để từ đó mở hướng phát triển tương lai của nhà trường?
Thạc sỹ Trương Tuấn Dũng: Thứ nhất là phải quan tâm và quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên một cách thường xuyên. Quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Có chính sách khuyến khích cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn các khoa nghề, nhất là trình độ sau đại học, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận công nghệ mới nhằm ứng dụng vào giảng dạy.
Thứ hai là luôn cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo, giảng dạy, rèn luyện kỹ năng nghề cho học sinh. Lấy HS-SV làm trung tâm để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo, đảm bảo cho HS-SV sau khi tốt nghiệp ra trường có trình độ tay nghề vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt bước vào cuộc sống. Nghiêm túc thực hiện các quy định trong giảng dạy và đào tạo, đặc biệt là công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử của học sinh góp phần giữ vững chất lượng đào tạo, đảm bảo uy tín của một trường nghề trọng điểm.
Thứ ba là tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành để củng cố và phát triển nhà trường. Xây dựng mối quan hệ liên kết bền vững giữa nhà trường với địa phương, với các trường bạn để từng bước nâng cao hiệu quả công tác.
Thứ tư, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho HS-SV sau khi tốt nghiệp ra trường, giúp cho HS có điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế và có được thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm ngèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ năm là tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về trường tới người lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó có sự xác định tốt hơn nữa hướng phát triển của Nhà trường trong thời gian tới, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
PV: Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình đã xác định phương hướng nhiệm vụ trọng tâm nào trong thời gian tới để thực hiện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh?
Thạc sỹ Trương Tuấn Dũng: Kiên trì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cơ bản nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Tiếp tục hoàn thành tốt các mục tiêu trọng tâm đã đề ra góp phần xây dựng trường thành tập thể vững mạnh, nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Năm 2012, nhà trường kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, đánh dấu những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến số lượng và chất lượng đào tạo, cơ bản hoàn thành chặng đường đầu tiên trên con đường thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.
Chuẩn bị đầu tư xây dựng mở rộng bổ sung nhiều ngành nghề mới, đặc biệt là 3 nghề trọng điểm quốc gia đó là: nhề công nghệ ô tô, nghề quản trị mạng máy tính và nghề hướng dẫn du lịch.
Đinh Hòa (thực hiện)
(HBĐT) - Ngày 22/10, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và công tác phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí. Dự lớp tập huấn có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, người phát ngôn của của đơn vị sở ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, người phát ngôn, lãnh đạo phòng VH–TT các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Mấy năm học gần đây, nhóm bạn Hà Đức Duy, Vì Viết Tuấn, Trần Hoàng Long, học sinh lớp 7, trường THCS Nguyễn Tất Thành (thị trấn Mai Châu, Mai Châu) đều có được niềm vui là được chi hội khuyến học tiểu khu I tặng quà và vinh danh lên bảng thành tích tại nhà văn hoá. Phần quà vật chất không nhiều nhưng mỗi lần được hoà vào buổi gặp mặt, phát thưởng mỗi năm, các em lại thấy mình cần phải phấn đấu nhiều hơn để không phụ lòng của thầy, cô, cha mẹ và cộng đồng. Các lớp học sinh thế hệ sau như em Nguyễn Ngọc Hiền (lớp 3, tiểu học thị trấn) cũng nỗ lực học tập tốt để được như các anh, chị...
(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ trong dịp về thăm trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình (17/8/1962); hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012), sở GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục thực hiện lời Bác Hồ dạy, giai đoạn 2012 - 2015.
(HBĐT) - Thực hiện công điện số 11/CĐ – UBND ngày 4/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, công văn số 1598/SGDĐT- VP ngày 4/9/2012 của Sở GD &ĐT về việc chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học, vừa qua, Thanh tra Sở GD - ĐT đã tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện thu, chi đầu năm học tại 4 đơn vị là: trường THPT Kim Bôi, THPT Kỳ Sơn, TT GDTX Tân Lạc và TT GDTX Lạc Thủy.
Trong ba ngày từ 19-21/10, “Ngày hội tân sinh viên 2012” với chủ đề “Vững bước tương lai” sẽ chính thức diễn ra tại quảng trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Từ ngày 15-18/10 tại thành phố Toronto của Canada, Viện Fields, viện nghiên cứu khoa học toán thuộc trường Đại học Toronto, tổ chức hội nghị chuyên đề để vinh danh Giáo sư Ngô Bảo Châu.