Ảnh minh họa. (Phạm Mai/Vietnam+)

Ảnh minh họa. (Phạm Mai/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

 

Trong số đó, điểm mới nhất là việc bổ sung khoản 1a, điều 43 về xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm Quy chế thi là Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp trung học phổ thông Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố) hoặc Thanh tra giáo dục các cấp.

Người có bằng chứng về vi phạm Quy chế thi có trách nhiệm gửi bằng chứng cho nơi tiếp trong vòng 7 ngày, tính từ khi kết thúc ngày thi và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi.

Nơi tiếp nhận sẽ bảo quản bằng chứng theo quy định; xác minh tính xác thực của thông tin và bằng chứng theo thẩm quyền hoặc chuyển thông tin, bằng chứng đến cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý. Sau đó, cơ quan chức năng phải công bố công khai kết quả xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm Quy chế thi.

Nơi tiếp nhận cũng có trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin và danh tính người cung cấp thông tin.

Cùng với việc đưa việc tiếp nhận và xử lý thông tin tiêu cực thi cử vào quy chế, dự thảo cũng bổ sung khoản 1, điều 20, quy định về các tài liệu, vật dụng được mang vào phòng thi.

Cụ thể, theo quy chế hiện hành, thí sinh được mang bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình nhưng yêu cầu “các vật dụng không được gắn linh kiện điện, điện tử”. Quy chế dự thảo mới đã bỏ yêu cầu này.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc bổ sung các nội dung trên nhằm tăng cường các biện pháp chống tiêu cực trong tổ chức thi, góp phần làm trong sạch, lành mạnh hóa thi cử.

Điều này cũng bắt nguồn từ thực tế kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012, một số giáo viên và học sinh đã chủ động quay lại hình ảnh gian lận thi cử tại trường Trung học phổ thông dân lập
Đồi Ngô, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và đưa lên mạng internet. Những hình ảnh này đã làm chấn động dư luận cả nước vì có sự tiếp tay của cả giám thị coi thi. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã kỷ luật trên 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên có liên quan./.

                                                              Theo Báo Vietnam+
 
 
 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục