Sau khi được đào tạo nghề chăn nuôi gà, nhiều hộ dân xóm Nà Mười đã vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi gà tại gia đình.

Sau khi được đào tạo nghề chăn nuôi gà, nhiều hộ dân xóm Nà Mười đã vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi gà tại gia đình.

(HBĐT) - Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một việc làm quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua huyện Đà Bắc đã nỗ lực bằng nhiều giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

 

Mặc dù ở gần khu vực chợ cụm của Trung tâm xã Mường Chiềng với lưu lượng hàng hoá thực phẩm tương đối lớn, tiềm ẩn nhiều quy cơ lay lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhưng năm nay, nhiều hộ gia đình xóm Nà Mười, Mường Chiềng đã bảo vệ được đàn gà của mình tránh khỏi dịch bệnh. Anh Xa Văn Huế (Nà Mười - Mường Chiềng) cho biết: ở nông thôn nên lúc nào gia đình tôi cũng có hơn chục con gà nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến mùa rét là gà mắc dịch. Tuy nhiên, năm nay, gia đình tôi sẽ có gà bán tết. Thành quả đó là nhờ tôi đã được tham gia lớp học kỹ thuật chăn nuôi gà do TT dạy nghề huyện tổ chức. Lớp có 35 học viên, chúng tôi được học từ cách cho gà ăn, vệ sinh chuồng trại và cách phòng dịch bệnh cho đàn gà. Học và thực hành trực tiếp nên tôi nắm rõ được kỹ thuật. Khi học xong, tôi được ngân hàng CSXH huyện ưu tiên vay vốn, tôi đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà và áp dụng đúng kỹ thuật đã được học nên đàn gà sinh trưởng rất tốt.

 

Anh Bùi Thanh Hải, Giám đốc TT Dạy nghề huyện Đà Bắc cho biết: Với mục tiêu, hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề cho hơn 300 lao động nông thôn trở lên, ngay từ đầu năm 2013, Trung tâm Dạy nghề huyện Đà Bắc đã phối hợp với các cấp, ngành tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội CCB của huyện… khảo sát, đánh giá nhu cầu học nghề, cơ cấu nghề cần học của người lao động nông thôn, phân loại đối tượng học nghề theo độ tuổi, trình độ, nhận thức để làm căn cứ để mở lớp dạy nghề phù hợp với từng xã thị trấn. 

 

Từ đầu năm đến nay,  huyện mở được 11 lớp dạy nghề, 372 học viên theo chương trình đề án 1956, 20 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật 1.000 học viên theo chương trình đào tạo nghề cho vùng chuyển dân sông Đà, các nghề đào tạo chủ yếu theo nhu cầu của người lao động như nghề chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, dê, đan rọ tôm, nuôi thủy sản nước ngọt,  trồng tỏi tím, nuôi chim bồ câu, cây cảnh nghệ thuật, làm chổi chít, may công nghiệp… Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Trung tâm Dạy nghề huyện đã sử dụng chương trình, giáo trình do Sở LĐ – TB&XH đặt hàng biên soạn. Ngoài ra, Trung tâm còn biên soạn, bổ sung một số bộ giáo trình khác trên cơ sở ý kiến tham gia của các nhà quản lý, kỹ sư nông nghiệp, đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất trên địa bàn huyện. Các bộ giáo trình được thiết kế theo tiêu chí đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu của lao động nông thôn. Với hình thức dạy nghề tại chỗ, cầm tay chỉ việc, các lớp đào tạo nghề chủ yếu thiên về thực hành ngay tại địa bàn. Theo anh Hải,  trong cơ cấu bài giảng bao giờ phần lý thuyết cũng chiếm 2/3 số tiết. Hình thức thực hành ở đây là mua con giống, nguyên liệu về để học viên trực tiếp thực hành. Sau khi kết thúc khoá học, Trung tâm phối hợp với Ngân hàng CSXH dự bế giảng và giải quyết nhu cầu vay vốn của học viên để họ có thể phát triển sản xuất ngay sau khoá học.

 

Với cách làm đó, Trung tâm Dạy nghề huyện đã và đang tạo dựng niềm tin đối với người lao động nông thôn trên địa bàn. Nhiều nơi được tiếp thu nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Qua đánh giá kết quả các lớp đào tạo nghề cho thấy, sau khi kết thúc lớp học nghề dưới 3 tháng có trên 80% học viên tự tạo việc làm, duy trì nghề học.  

 

 

                                                            Phương Linh

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục