Trong những năm qua, công tác giáo dục ở Suối Nánh thường xuyên nhận được sự quan tâm của các ngành, cấp (Ảnh: Trường Quân sự tỉnh trao quà cho các em học sinh nghèo hiếu học xã Suối Nánh)

Trong những năm qua, công tác giáo dục ở Suối Nánh thường xuyên nhận được sự quan tâm của các ngành, cấp (Ảnh: Trường Quân sự tỉnh trao quà cho các em học sinh nghèo hiếu học xã Suối Nánh)

(HBĐT) - Suối Nánh Là một trong những xã xa nhất của huyện Đà Bắc. Đời sống KT - XH của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Do vậy đã từng có thời kỳ “con chữ“ ở Suối Nánh bấp bênh như cuộc sống khốn khó của người dân...

 

Thời kỳ ấy chưa xa,  nói như đồng chí Bùi Văn Ghiện, Bí thư Đảng ủy xã Suối Nánh đường đi còn khó. Người dân còn đói, còn nghèo, cái chữ lại càng bấp bênh.

 

Thời ấy, cũng chỉ cách đây khoảng chục năm về trước. Trong trí nhớ của những người dân Suối Nánh, con đường đến trường của lũ trẻ là con đường mòn độc đạo xuyên núi chi chít vết chân trâu. Đường đến trường của đám trẻ thường là lúc tờ mờ sáng với ngọn đuốc chập chờn cháy trong sương mù đặc quánh. Xóm Duốc là một trong những xóm xa nhất của xã, muốn đến trường, lũ trẻ phải cuốc bộ xuyên rừng, vượt qua gần chục km đường dốc trơn trượt từ khi gà còn chưa cất tiếng gáy. Ngày nắng đã khổ, ngày mưa còn khổ gấp bội. Cái khốn khó ấy đã làm cho con chữ ở Suối Nánh từng ngày rơi rớt. Rơi rớt đến nỗi nói như đồng chí Bí thư Đảng ủy xã thì: cho đến thời điểm năm 2002 - 2003 số trẻ em trong độ tuổi đến trường của Suối Nánh học hết cấp II chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số học lên cấp III lại càng ít. Lũ trẻ ở đây, đa số học hết cấp I. Biết mặt con chữ, biết đọc, biết viết là nghỉ ở nhà đi làm nương. Cuộc sống khó khăn, còn nghèo, còn đói, chuyện học hành của đám trẻ cũng chỉ là thứ yếu. Đã bỏ học, dù có vận động cách mấy cũng chẳng đứa nào quay lại trường...

 

Đó chỉ là những ký ức xưa cũ của thời kỳ gian khó. Suối Nánh, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng đã có điện, đường, trường, trạm. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khá khang trang, đồng bộ. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông liên xã, liên xóm đang từng bước được cứng hóa. Những con đường chi chít vết chân trâu đã dần bị xóa nhòa trong cuộc sống hiện tại. Đường xá thuận lợi, cũng đồng nghĩa với đời sống người dân được nâng lên. Khi cái nghèo, cái đói không còn đè quá nặng lên cuộc sống của người dân, việc học của lũ trẻ được quan tâm, chú ý. Cô giáo Nguyễn Thị Nhiên, Hiệu trưởng trường liên cấp Tiểu học và THCS Suối Nánh chia sẻ: cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học của nhà trường mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn khi đây vẫn là một trong những điểm trường liên cấp cuối cùng của huyện Đà Bắc. Nhưng với sự quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm tới việc học hành cho con em của các gia đình đã tạo ra những đổi thay tích cực. Nhiều năm liền ở xã không có học sinh bỏ học; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp ở các bậc học đạt tỷ lệ 100%. Trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện Suối Nánh đã có nhiều học sinh đạt giải cao...

 

Đến nay, quy mô trường lớp ở Suối Nánh thường xuyên được duy trì đảm bảo. Theo đó, năm học 2014 – 2015, cả xã có tổng số 18 lớp với 278 học sinh ở cả 3 bậc học. Trong đó, bậc học mầm non có 6 nhóm lớp ở 3 điểm trường với 96 cháu; bậc tiểu học có 8 lớp với 125 học sinh; bậc THCS có 4 lớp với 46 học sinh. Trong năm học 2013 – 2014, nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục các bậc học. Trong đó, phổ cập giáo dục bậc THCS đạt 94,1%; phổ cập giáo dục bậc tiểu học đạt 97,1% và phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 100% và tiếp tục được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuồi. Chất lượng công tác giáo dục ở các bậc tiểu học và THCS ở Suối Nánh đã thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng, đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” tiếp tục được đẩy mạnh ở các cấp học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được xây dựng vững vàng về năng lực sư phạm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm, nhiệt huyết với nghề. Toàn trường liên cấp xã Suối Nánh hiện có 11/29 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Trong năm học 2013 - 2014, nhà trường có 12 giáo viên thi giáo viên giỏi các cấp, có 3 người được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trong công tác giáo dục nhà trường luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp theo vùng miền nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với thực tế. Chủ động tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận bải giảng, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Nhờ đó, năm học 2013 – 2014, chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học ở Suối Nánh đều tăng. Đặc biệt, trong năm học 2013 - 2014 xã Suối Nánh có 9 học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện. Trong đó, có 2 em được giải khuyến khích cuộc thi máy tính bỏ túi bậc THCS; 5 em thi học sinh giỏi các môn văn hóa, có 1 em được giải khuyến khích, 4 em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện; 2 em thi học sinh giỏi lớp 5, có 1 em đạt giải nhì, 1 em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện; 1 em học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh. Giáo dục đại trà cũng thường xuyên được quan tâm, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Theo đó, trong năm học 2013 - 2014, tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc tiểu học đạt 40,8%; bậc THCS đạt 30,6%.

                                                                                           

 

                                                                         Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục