Các em học sinh đang sinh hoạt trong khu nội trú chật trội, xuống cấp nghiêm trọng.

Các em học sinh đang sinh hoạt trong khu nội trú chật trội, xuống cấp nghiêm trọng.

(HBĐT) - Là ngôi trường có nhiều đóng góp trong việc đào tạo học sinh dân tộc trên địa bàn. Nhưng hiện nay, trường PTDTNT huyện Lạc Sơn đang gặp khó khăn vì khu nhà nội trú nhà trường xuống cấp nghiêm trọng. Cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh mong muốn khu nội trú sớm được cải tạo, sửa chữa để đảm bảo nhu cầu của học sinh trong trường.

 

Chúng tôi đến trường PTDTNT huyện Lạc Sơn vào dịp nhà trường được chọn là địa điểm tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến Khối thi đua các trường PTDTNT THCS giai đoạn 2010- 2014 toàn ngành. Đi thăm khu nội trú của nhà trường, các đại biểu tham dự hội nghị ái ngại trước thực trạng xuống cấp các phòng ở của học sinh. Vào thăm căn phòng số 7, cảm nhận đầu tiên là phòng rất chật trội. Tất cả các giường 2 tầng được kê sát vào nhau về một phía để tránh chỗ bị thấm dột. Bên trong căn phòng, nền nhà ẩm thấp, đá hoa lát nền đã bị bong chóc khấp khểnh. Tường ẩm ướt mọc rêu xanh loang lổ. Đặc biệt, khi chúng tôi đến là ngày nắng ráo nhưng nước từ mái nhà vẫn thấm chảy thành giọt xuống chỗ ở của các em. Em Bùi Văn Ký, xã Tự Do, học sinh lớp 9 cho biết: “Phòng chúng em có 11 người nên rất chật. Ngày nắng đã ẩm ướt, trời mưa  bị dột hơn nhiều. Chúng em rất mong khu nội trú sớm được sửa chữa để yên tâm học tập”. Lên tầng 2 khu nội trú, sự xuống cấp của công trình càng thể hiện rõ hơn. Dọc cầu thang rêu xanh phủ kín tường. Vào phòng học số 12, em Bùi Văn Thực, xã Yên Nghiệp, học sinh lớp 6 đang cùng các bạn đẩy bạt che trên mái nhà để lấy chậu hứng nước còn đọng. Đây là việc làm thường ngày của các em để tránh nước từ trên bạt chảy vào giường ngủ. Chị Bùi Thị Hoa, cán bộ Phòng y tế nhà trường chia sẻ: Là người hầu như ở cả ngày để quản lý học sinh nội trú nên thương các em lắm. Khu nội trú có 22 phòng thì 6 phòng  trong tình trạng thấm dột nặng phải che bạt trên trần nhà. Mỗi phòng có từ 8- 11 học sinh. Điều kiện ăn ở không đảm bảo phần nào ảnh hưởng đến học tập của các em.

 

Cô giáo Bùi Thị Linh, Hiệu trường nhà trường cho biết: Nhà ở nội trú của trường có diện tích 1.200 m2 được xây dựng từ năm 1997, công trình đã bị xuống cấp trầm trọng. Mái nhà được lợp bằng ngói nên đã bị hỏng hóc, vỡ ngói gây thấm dột, nhất là mỗi khi trời mưa. Tường và trần đã bị bong rộp, rơi rụng nhiều, nền nhà lát gạch bị vỡ nhiều. Cửa đi, cửa sổ đã bị rơi cánh, mối mọt. Toàn bộ khu vệ sinh các phòng bị tắc nghẽn, rột, thấm tường. Hệ thống tường đã xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn mỗi khi sử dụng rất bất cập cho việc ở và sinh hoạt của các em học sinh nội trú. Trước thực trạng trên, từ năm 2012, nhà trường đã có tờ trình gửi các cấp, ngành chức năng về việc xin chủ trương đấu thầu  xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa nhà nội trú học sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khu nội trú nhà trường vẫn chưa được đầu tư sửa chữa.

 

Những ngày mùa đông, giá lạnh đã đến, các em học sinh trường PTDTNT huyện Lạc Sơn vẫn phải sinh hoạt trong những căn phòng ẩm dột, xuống cấp. Với thực tế trên, việc cải tạo, sửa chữa nhà ở nội trú cho các em là hết sức cần thiết và cấp bách. Mong các cấp, ngành chức năng quan tâm, đầu tư nhằm khắc phục khó khăn trước mắt của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt và học tập của học sinh.

 

                                                                   Hương Lan

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục