Cô và trò lớp 12 trường THPT Kim Bôi ôn tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

Cô và trò lớp 12 trường THPT Kim Bôi ôn tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

(HBĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có nhiều điểm thay đổi so với các kỳ thi trước. Vào tháng 5 này, các trường THPT, TTGDTX và học sinh lớp 12 đang bước vào kỳ cao điểm chuẩn bị cho mùa thi năm nay. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về các nội dung liên quan đến kỳ thi.

 

PV: Năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia có những thay đổi lớn, nhiều điểm mới so với năm 2014, đồng chí có thể chia sẻ về điều này?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Lương: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 có những đổi mới căn bản về mục đích và tác động tích cực đối với dạy học ở các trường phổ thông. Cụ thể là, tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) sử dụng làm căn cứ để tuyển sinh vào ĐH, cao đẳng (CĐ) thay vì tổ chức hai kỳ thi để thực hiện hai mục đích riêng rẽ như trước đây. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 3 môn bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn vật lí, hóa học, sinh học, lịch sử và Địa lí. Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn còn lại phù hợp với phương án của các trường ĐH, CĐ để có thêm cơ hội vào học ở các trường. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ cần đăng ký các môn thi phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

 

 Đề thi THPT quốc gia năm 2015 được xây dựng với định dạng tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, theo hướng đánh giá năng lực người học ở cả 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản và nâng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.  Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh tham dự kỳ thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không lấy kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, Bộ GDĐT thống nhất với UBND cấp tỉnh tổ chức cụm thi do các Sở GD&ĐT chủ trì.

 

 Điểm thi của thí sinh trong kỳ thi được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ; thí sinh sẽ dự thi trước, đăng ký tuyển sinh vào ngành và trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi. Như vậy, việc tách khâu thi và xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tạo cơ hội cho thí sinh vào học các trường ĐH, CĐ phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mình.

 

Sở GD&ĐT và các nhà trường sẽ chủ động có phương án để giải quyết những khó khăn, phức tạp của kỳ thi để dành những thuận lợi cho học sinh và phụ huynh.

 

P.V: Thời gian qua,  Sở GD&ĐT tỉnh đã có những định hướng, chỉ đạo đối với các trung tâm và trường THPT trên địa bàn tỉnh ta  như thế nào, nhằm có bước chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này thưa đồng chí?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Lương: Để đảm bảo  tổ chức kỳ thi đạt kết quả tốt, Sở GD&ĐT đã  chỉ đạo kịp thời các trường, TTGDTX tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời Quy chế thi, hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ, của Sở đến CB, GV, học sinh và cha mẹ học sinh. Chỉ đạo các trường, TTGDTX cho học sinh dự kiến đăng ký dự thi để từ đó xây dựng kế hoạch ôn tập một cách phù hợp, dựa trên kết quả đó chủ động xây dựng dự thảo phương án tổ chức thi. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chủ động thực hiện những giải pháp hiệu quả, tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cụ thể: chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi để phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức, theo các môn thi tự chọn; quan tâm giúp đỡ học sinh học lực yếu, vận động những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của chương trình.

 

Ngành cũng định hướng để các đơn vị quan tâm đến đối tượng học sinh tham dự kỳ thi chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT. Theo đó, các trường phải rà soát để phân loại, tổ chức ôn tập riêng chỉ dành sâu cho lượng kiến thức, kỹ năng nhằm đạt vững chắc trong 60% định lượng của cấu trúc đề thi với mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp.

 

Chú trọng phân luồng, hướng nghiệp, chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuyệt đối không để học sinh nào phải bỏ thi chỉ vì điều kiện kinh tế hay đi lại quá khó khăn.

 

Ngành cũng đã có kế hoạch và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị của các trường, các Trung tâm cho kỳ thi này, để từng bước có sự định hướng, điều chỉnh kịp thời trước ngày thi.

 

PV:  Xin đồng chí cho biết tại thời điểm này đến hết tháng 5 và vào tháng 6, các trường, các Trung tâm và các em học sinh lớp 12 phải triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ nào?

 

Đồng chí Nguyễn Đức Lương: Để kỳ thi THPT quốc gia đạt kết quả tốt, từ nay đến khi kỳ thi diễn ra, các nhà trường và các thí sinh cần phải thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Các đơn vị hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh đúng quy định của ngành GD&ĐT. Tiếp tục tổ chức ôn tập rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, chú ý tham khảo bộ đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, quy trình làm bài thi trắc nghiệm. Các TTGDTX, trường học cần phối hợp cùng với các ngành, các cấp tuyên truyền, chuẩn bị mọi mặt, đặc biệt là nhân sự làm thi và các điều kiện cơ sở vật chất, an toàn để tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia. Các trường tổ chức họp cha mẹ học sinh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi, thống nhất việc quản lý, đưa đón học sinh đi thi và trở về đảm bảo an toàn, đúng thời gian quy định. Mọi nỗ lực chung đều hướng tới mục đích có một kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, đảm bảo kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học của đơn vị, có tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

 

PV: Xin trân trọng cám ơn đồng chí.

 

 

 

 

                                                                 Bùi Huy (thực hiện)

 

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục