Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Chân xây mới khang trang, sạch đẹp.

Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Chân xây mới khang trang, sạch đẹp.

(HBĐT) - Bình Chân (Lạc Sơn) là xã có tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 90%, dân tộc Mường chiếm 95%. Thu nhập của bà con chủ yếu là trồng trọt và phát triển chăn nuôi, dịch vụ, vì vậy, để bổ sung, nâng cao kiến thức cho người dân trong xã về sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của người dân theo phương châm “cần gì, học đấy”.

 

Đến với trung tâm, nhìn các nhóm người tấp nập ra vào hội trường sinh hoạt các lớp tập huấn, phòng đọc thư viện trang bị đầy đủ sách, báo, ban giám đốc và cán bộ thường trực đều có phòng làm việc riêng..., chúng tôi mới thấy xã Bình Chân đã quan tâm, chăm lo đến việc cung cấp, bổ sung kiến thức đến mọi người dân. Không chỉ các em học sinh, người trẻ cần học, ở đây, mọi người có thể học theo nhu cầu của chính mình. Người dân có nhu cầu học tập kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... đều được các cán bộ trung tâm tạo điều kiện đáp ứng cho bà con. Được đầu tư xây mới từ năm 2009, Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Chân là một trong 6 mô hình điểm (Xuất Hóa, Tân Mỹ, Định Cư, Quý Hòa, Văn Sơn) được huyện Lạc Sơn chọn để nâng cấp đưa vào phục vụ. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã đi vào hoạt động hiệu quả, là nơi học tập hữu ích đối với mọi người dân. Nhiều lớp học với các chuyên đề về KH -KT phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, pháp luật, sức khỏe, môi trường đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận KH -KT để áp dụng vào lao động - sản xuất, kinh doanh, buôn bán... Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Ngô Công Đoàn - cán bộ thường trực TTHTCĐ xã Bình Chân cho biết: “Bà con nông dân trong xã phần lớn là làm nông nghiệp, điều kiện tiếp cận với kiến thức KH -KT còn hạn chế, sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu khoa học. Vì vậy, với phương châm “cần gì, học đấy”, Trung tâm phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở nhiều lớp học tập về chăn nuôi, trồng trọt, tư vấn pháp luật, nông nghiệp, khuyến nông với các chuyên đề cụ thể như: nuôi lợn nái, nuôi trâu, bò sinh sản. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã mở được 38 lớp học trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, pháp luật, môi trường, sức khỏe thu hút được trên 5.000 lượt người tham gia. Thư viện rộng 30 m2, có 80 đầu sách, bộ tài liệu học tập với nội dung, chương trình phù hợp. Đặc biệt, trung tâm đã phối hợp với các ban, ngành sưu tầm được 6 bộ tài liệu về kỹ thuật trồng ngô vụ đông; kỹ thuật nuôi lợn rừng lai; nuôi cá nước ngọt... Biên soạn, chỉnh sửa được 3 bộ tài liệu về kỹ thuật nuôi vịt đẻ trứng; gà thả vườn. Ngoài ra, trong các buổi họp xóm, cán bộ Trung tâm đều lồng ghép mục giới thiệu các sách, tạp chí hữu ích đến bà con trong xóm.

 

Đồng chí Bùi Văn Ten - Chi hội trưởng Hội Khuyến học xã Bình Chân cho biết: “Trung tâm học tập cộng đồng của xã đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người dân, với điều kiện bà con làm nông nghiệp giờ giấc không đồng nhất, Trung tâm đã mở các lớp linh hoạt theo các buổi chiều, tối hoặc theo mùa vụ tạo điều kiện mọi người được tham gia đầy đủ”. Với nhiều lớp học được tổ chức đến với người dân, Trung tâm đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

 

 

 

 

                                                                        Nguyễn Tuyết

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục