Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao thưởng cho học sinh đạt điểm cao tại các kỳ thi tuyển sinh và cuộc thi sáng tạo năm học 2014 - 2015.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao thưởng cho học sinh đạt điểm cao tại các kỳ thi tuyển sinh và cuộc thi sáng tạo năm học 2014 - 2015.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh

(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án 281/QĐ-TTg ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 281). Sau 2 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học từ tỉnh đến cơ sở và sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ, hội viên khuyến học trong tỉnh nên việc tổ chức triển khai Đề án 281 đã đạt những kết quả quan trọng:

 

UBND các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn và Hội Khuyến học các cấp đã xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch của Chủ tịch UBND tỉnh, thành lập BCĐ thực hiện Đề án 281 trên địa bàn.

 

Công tác tuyên truyền, tập huấn được đẩy mạnh nhằm quán triệt Quyết định 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 37/KH-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh đến cán bộ, hội viên và đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

 

Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo về mô hình gia đình nông dân phấn đấu đạt chuẩn Gia đình học tập; phối hợp với UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội thảo về mô hình dòng họ học tập; phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình tổ chức hội thảo về mô hình cộng đồng học tập, đơn vị học tập để làm rõ về mô hình và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng mô hình học tập phù hợp với đặc điểm của tỉnh miền núi Hoà Bình.

 

Hội Khuyến học tỉnh tổ chức xây dựng thí điểm mô hình học tập tại các xã, thị trấn. Kết quả thực hiện thí điểm mô hình gia đình học tập có 1607/1710, tỷ lệ đạt chuẩn 94%, dòng họ học tập có 208/222, tỷ lệ đạt chuẩn 94%, cộng đồng học tập có 281/312, tỷ lệ đạt chuẩn 90% và đơn vị học tập có 185/185, tỷ lệ đạt chuẩn 100%. Thông qua mô hình thí điểm của tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh đã góp ý bổ sung tiêu chí các mô hình học tập với T.ư Hội Khuyến học Việt Nam.

 

Bên cạnh kết quả đã đạt được, những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch số 37/KH-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh còn một số tồn tại, bất cập sau đây: Công tác tuyên truyền mặc dù đã được tăng cường nhưng nội dung, hình thức, phương pháp, đối tượng tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Vì vậy không ít cán bộ, người dân chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án.

 

Công tác tham mưu, phối hợp của không ít cấp Hội chưa hiệu quả nên một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện Đề án. Việc triển khai, tổ chức thực hiện Đề án nhiều nơi còn chậm, một số đơn vị triển khai thực hiện chất lượng chưa cao. Việc lựa chọn các mô hình thí điểm đa số là các mô hình thuận lợi, chưa đa dạng. Nhiều mô hình chọn thí điểm đã đạt được tiêu chuẩn hiếu học, khuyến học. Kinh phí thực hiện Đề án còn rất hạn chế. Việc thực hiện thông tin, báo cáo về thực hiện Đề án của Hội Khuyến học cấp dưới lên cấp trên chưa đầy đủ, kịp thời.

 

Phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

 

BCĐ xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục hoặc BCĐ thực hiện Đề án 281 các cấp xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng và đánh giá công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn /bản/tổ dân phố và  “Đơn vị học tập” (theo Quyết định số 448/QĐ-KHVN ngày 10/11/ 2015 của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam) giai đoạn 2016-2020; kế hoạch thí điểm đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã (theo Thông tư 44/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GD &ĐT) giai đoạn 2016-2017 và triển khai đại trà từ năm 2018.

 

Hội Khuyến học các cấp tham mưu cho UBND ban hành các văn bản cần thiết để triển khai các kế hoạch nêu trên; tham mưu và chuẩn bị để UBND các cấp chủ trì tổ chức các hội nghị triển khai nhân rộng các mô hình học tập tới tất cả xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền về nội dung, hình thức, trong đó, chú ý xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xã hội học tập và các mô hình học tập điển hình ở địa phương trên Đài PT -TH tỉnh, Báo Hòa Bình, Đài TT -TH các huyện, thành phố.

 

Tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp, các ngành; trong đó có uỷ viên BCĐ xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục hoặc BCĐ thực hiện Đề án 281, cán bộ giáo dục và cán bộ Hội Khuyến học để quán triệt bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá các mô hình học tập ban hành theo Thông tư số 44/TT-BGDĐT của Bộ GD &ĐT và Quyết định số 448/QĐ-KHVN của Hội Khuyến học Việt Nam.

Hội Khuyến học phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong quá trình nhân rộng và đánh giá, xếp loại, công nhận các mô hình học tập; trong liên kết, phối hợp với các hoạt động, phong trào khác ở địa phương (phong trào xây dựng NTM, Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC...); trong công tác vận động nhân dân và hội viên của mình, các gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị ở địa phương hưởng ứng phong trào học tập suốt đời.

 

Hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình học tập có hiệu quả và tác dụng khuyến khích đối với phong trào học tập suốt đời của cán bộ và nhân dân địa phương, góp phần xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

UBND các cấp chủ trì tổ chức đại hội biểu dương các gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập điển hình sau 5 năm thực hiện phong trào.

 

Với những kết quả đã đạt được trong thực hiện Đề án giai đoạn 2014-2015, các cấp, các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tiếp tục nỗ lực thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, tỉnh Hòa Bình sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ tiêu của Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra”.

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục