Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến (người thứ 2 từ trái sang) thường xuyên về cơ sở hướng dẫn nhân dân cách phòng sâu bệnh cho lúa.

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến (người thứ 2 từ trái sang) thường xuyên về cơ sở hướng dẫn nhân dân cách phòng sâu bệnh cho lúa.

(HBĐT) - Khi tiết trời chuyển xuân đánh thức chồi non, lộc biếc, chúng tôi tìm gặp những tiến sĩ của quê hương Hòa Bình. Khiêm tốn nhưng chúng tôi cũng phần nào cảm nhận được những nỗ lực trong học tập, nghiên cứu cùng mong muốn, khát khao cống hiến của họ vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là tiến sĩ Bùi Thị Kim Tuyến quê ở xã Đông Bắc (Kim Bôi). Cách đây hơn một năm chị mới về Hòa Bình, đằng đẵng 4 cái Tết chị ở đất nước Newzealand làm nghiên cứu sinh. Bên tách trà nóng, câu chuyện nghiên cứu tại đại học Victoria ở thủ đô Wellington lại ùa về. Chị kể, năm 2009 khi đang là giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, chị được nhận học bổng làm nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học. Lúc đầu ra nước ngoài phải vượt qua những khác biệt về văn hóa, ăn uống rồi tâm lý lo bố mẹ già yếu, con ở nhà. Sang được 2 tháng, chị quyết định về đón con sang học. Để tiết kiệm, chị thuê nhà ở cùng một người Việt Nam và đi làm thêm. Ngày nào cũng dậy sớm, nấu cơm cho vào cặp lồng mang đi ăn qua trưa đến tối mới về nhà. Từ thực tiễn công việc, chị chọn đề tài Phương pháp giảng dạy đáp ứng về mặt văn hóa cho sinh viên dân tộc Mường. Hai lần/tháng, chị gặp giáo sư hướng dẫn đưa sản phẩm nghiên cứu để thầy góp ý rồi chỉnh sửa. Nếu thiếu mảng kiến thức nào thì chủ động xin học trên lớp. Tất cả những việc đó đều thực hiện bằng tiếng Anh. Muốn vậy cần phải đọc nhiều sách, tham gia vào các hội thảo để lĩnh hội kiến thức. Có người không chịu được áp lực phải bỏ dở chương trình về nước. Nỗ lực suốt 4 năm, cô gái Mường trong trang phục dân tộc đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ. Những phương pháp nghiên cứu khi trở về công tác chị đã áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, tạo được sự chủ động, hứng thú cho sinh viên. Kết hợp đánh giá thực chất bài kiểm tra trên máy tính, chất lượng đào tạo sinh viên dần được nâng cao. Với nhiệt huyết cống hiến, chị không ngừng tìm tòi những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất với từng sinh viên để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho tỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

 

Với tiến sĩ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV, đam mê nghiên cứu và tình yêu công việc là chìa khóa giúp anh đạt kết quả. Cái khó của nghiên cứu sinh là kết quả nghiên cứu phải chưa từng có ai công bố. Không ít người đành bỏ vì không thể chứng minh được kết quả trên thực tế. Nhớ mãi dịch châu chấu hoành hành trên địa bàn tỉnh, anh đã chọn đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của châu chấu mía và biện pháp phòng trừ. Để nghiên cứu vấn đề này, nhiều người chưa hiểu còn nhìn với ánh mắt lạ khi thấy anh cứ vào rừng luồng làm bạn với côn trùng. Song đó là nơi châu chấu mía đẻ trứng mỗi năm một lứa. Ngay cả cán bộ kỹ thuật cũng không biết chúng từ đâu ra, khi nhìn thấy đã thành đàn có sức phá hoại lớn. Sau 3 năm lăn lộn, anh đã chứng minh được quá trình sinh trưởng, phát triển của châu chấu mía. Song, rừng thường ở xa KDC nên giải pháp đưa ra là cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ sở hướng dẫn người dân cách nhận biết sớm khu vực chúng đẻ trứng vào mùa xuân, măng mọc để phun thuốc sinh học diệt trừ. Hàng năm, anh vẫn vào rừng lấy trứng châu chấu mía về để trong phòng, khi nở sẽ thông báo để nhân dân biết diệt trừ, tránh gây hại cho mía. Là tỉnh có diện tích trồng mía nhiều, đây là nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn. Đưa ra được quy trình phòng trừ chấu chấu mía còn có thể áp dụng để diệt trừ những loại côn trùng khác có cùng đặc tính. Tính mới trong nghiên cứu nên kết quả của anh còn được áp dụng cho các tỉnh khác và tỉnh của nước bạn Lào. Tuy nhiên, theo anh thành quả lớn nhất sau nghiên cứu sinh là giúp cho bản thân có phương pháp tư duy để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Hầu như năm nào anh cũng có những sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho công việc.

 

Tuy đã nghỉ hưu nhưng tiến sĩ Bùi ỉnh, nguyên UV BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vẫn say mê công việc với vai trò là Chủ tịch Hội Người cao tuổi và Chủ tịch Hội Sử học tỉnh. Ngoài ra, ông còn tham gia góp ý, phản biện vào nhiều đề án, chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo ông, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đào tạo, khi về công tác cần liên tục cập nhật thông tin, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công việc. Mọi việc đều phải dựa trên tinh thần xây dựng vì lợi ích của nhân dân. Tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài về công tác. Chính sách này cũng được nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp hơn với giai đoạn mới. Đáng mừng là những năm qua, thế hệ trẻ trong tỉnh đã nỗ lực tầm sư học đạo. Nhiều tiến sĩ trên các lĩnh vực đa dạng như giáo dục, y tế, nông nghiệp, kinh tế Trong đó có người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ hay xuất thân từ gia đình nông dân. Khát khao cống hiến song họ cũng cần có môi trường, điều kiện làm việc để có thể phát huy khả năng.

 

Theo thống kê của CLB Sao Khuê, đến nay, toàn tỉnh có 15 tiến sĩ. Do điều kiện gia đình, công việc, một số người chuyển công tác. Hiện còn 11 tiến sĩ đang công tác, cư trú tại tỉnh và 550 thạc sĩ. Xây dựng xã hội học tập và phong trào khuyến học phát triển là những tín hiệu vui trước thềm xuân mới.

                                                                                    

                                                                                 Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục