(HBĐT) - Là huyện vùng núi, rộng và đông dân, hàng năm huyện Lạc Sơn thường xuyên xảy ra giông lốc, mưa lũ gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Do ảnh hưởng của cơn bão số 1 mới đây gây mưa, gió lớn diện rộng với lượng mưa đo được 121 mm, mực nước nhiều suối và sông Bưởi lên nhanh. Thống kê ban đầu, mưa, gió đã làm tốc mái, đổ sập hàng trăm nhà dân tại các xã: Vũ Lâm, Quý Hòa, Bình Cảng, Bình Chân.

 

Cũng tại các xã trên, mưa lũ gây thiệt hại hàng chục ha lúa, hoa màu. Đối với lâm nghiệp, xã Chí Đạo đổ 40 cây dổi to, 4 ha mía; xã Bình Chân đổ gẫy khoảng 1.000 cây keo. Mưa lũ còn gây sạt lở cuốn trôi hoàn toàn 15 m ngầm Vụ Bản trên sông Bưởi; làm sạt lở 2.000 m 3   đất, đá đường lên xóm Thung xã Quý Hòa.

Cơn bão số 1 gây mưa lũ lớn trên địa bàn huyện Lạc Sơn từ ngày 27-28/7

làm sạt lở, cuốn trôi 15 m ngầm thị trấn Vụ Bản trên sông Bưởi.

 

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn được biết: Huyện  đã rà soát, thống kê và triển khai khắc phục hậu do thiên tai gây ra. Để chủ động phòng, chống mưa bão, huyện phân công các thành viên trong BCH PCTT&TKCN kiểm tra, rà soát, đôn đốc các xã và người dân thực hiện nghiêm túc các phương án PCTT&TKCN theo phương châm 4 tại chỗ, sát với điều kiện thực tế. Các khu vực trọng yếu nguy cơ thiên tai đã được xác định. Về trượt lở đất có khả năng xảy ra ở những khu vực 2 bên sườn núi phía đông và phía tây của huyện, nhất là ở các xã: Quý Hoà, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Miền Đồi, Bình Hẻm, Tân Mỹ, ân Nghĩa. Khu vực làng Chẹ, xã ân Nghĩa, Quý Hoà nguy cơ sạt, trượt lở rất lớn xảy ra dọc theo sườn núi có độ dốc trên 25o. Các khối trượt phân bố ở xóm Củ và Ngọc, khi trượt lở kèm theo nứt đất và lũ quét. Dọc theo sườn núi phía tây Bắc xã Mỹ Thành, nứt đất kèm theo trượt đất phát triển mạnh. dọc theo tuyến lộ trình từ thị trấn Vụ Bản đi Ngọc Lâu, đoạn qua dốc Đầm, các bậc địa hình có độ chênh cao khác nhau, vách dựng đứng, hiện tượng lở đá, đá đổ thường xuyên xảy ra gây ách tắc giao thông và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của cộng đồng dân cư đang sinh sống ở đây. Ngoài ra, huyện cũng rà soát các khu vực nguy hiểm hay xảy ra lũ quét, lũ ống như: Lưu vực suối Trầm, suối Cà có diện tích khoảng 48 km2 thuộc khu vực xã Quý Hoà, Tuân Đạo và Miền Đồi; suối Khiên thuộc địa phận xóm Chum, xóm Đồi Bùi và xóm Rậm, xã Mỹ Thành là những lưu vực suối đã từng xảy ra lũ quét trong lịch sử; những  nơi gần các thung lũng suối đổ vào sông Bưởi diễn ra các trận lũ, úng ngập.  

Huyện cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác di dời ra khỏi vùng nguy cơ cao  hay xảy ra trượt sạt, lũ ống, lũ quét và ngập úng; tổ chức tuyên truyền cho người dân gia cố nhà cửa, công trình, chuồng trại chăn nuôi đề phòng mưa gió, giông lốc. Huyện cũng tăng cường kiểm tra hệ thống hạ tầng nhất là các công trình thủy lợi, hồ, bai, đập xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho công trình. Đối với một số công trình vừa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp giai đoạn 2010-2015 hiện đã ổn định, cống lấy nước vận hành hạ lưu, mái đập được gia cố bằng bê tông, đá lát, tràn xả lũ được kiên cố hóa, phần lớn các công trình hiện sử dụng van chóp, vận hành thượng lưu, tràn xả lũ chưa được kiên cố, mái đập thượng, hạ lưu bị xói mòn làm ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nước phục vụ sản xuất cũng như thoát lũ. Về hệ thống giao thông của huyện được đánh giá yếu, ít được đầu tư, Lạc Sơn nhiều nguy cơ trượt sạt gây ách tắc, huyện có phương án phối hợp bảo đảm giao thông, tăng cường ứng trực cảnh báo không cho người và phương tiện đi qua ngầm tràn, cầu yếu khi có nước lũ, giông lốc và mưa lớn. 

 

                                                          Lê Chung 

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục