(HBĐT) - Tính đến ngày 31/3/2017, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, (bảo hiểm thất nghiệp) BHTN toàn tỉnh là 81.279 triệu đồng. Trong đó có 563 đơn vị nợ trên 3 tháng với tổng số tiền 83.912 triệu đồng. Có 94 đơn vị khó thu (mất tích, chủ bỏ trốn, khoanh nợ) với số tiền 28.976 triệu đồng. BHXH tỉnh đang triển khai đồng bộ giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm.

Cán bộ Phòng Khai thác và Thu nợ (BHXH tỉnh)  cập nhật danh sách  đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN  trên 3 tháng.

 

Khởi kiện ra tòa áncác doanh nghiệp nợ chây ỳ

 

Thực hiện quy chế phối hợp giữa BHXH tỉnh và LĐLĐ tỉnh trong việc trao đổi thông tin, tài liệu để  khởi kiện ra tòa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tỉnh đang phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp khởi kiện các đơn vị nợ đọng kéo dài ra tòa án. Hiện nay, Tòa án nhân dân TP Hòa Bình đã thụ lý 3 hồ sơ khởi kiện gồm: Công ty CP Đầu tư Thương mại Hưng Long có trụ sở tại phường Tân Hòa (TPHB) nợ 13 tháng với tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, lãi chậm đóng trên 813 triệu đồng; Công ty CP Dược- Thiết bị y tế Hòa Bình có trụ sở tại phường Đồng Tiến (TPHB), nợ 22 tháng với tổng số tiền trên 1,6 tỷ đồng; Công ty CP Xây dựng Hòa Bình có trụ sở tại phường Đồng Tiến  nợ 72 tháng với tổng số tiền trên 1,8 tỷ đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Duy Thường, Phó trưởng phòng khai thác và thu nợ (BHXH tỉnh) cho biết: Hiện nay, Tòa án Nhân dân thành phố đã thụ lý 3 hồ sơ khởi kiện. Trong tháng 4, tòa án sẽ triệu tập các đương sự đến và tháng 5 sẽ xét xử. Đây là 3 đơn vị khởi kiện theo quy định mới. Từ 3 đơn vị này, cơ quan BHXH sẽ phối hợp với tổ chức công đoàn các cấp đồng loạt khởi kiện 47 đơn vị nợ đọng chây ỳ theo danh sách các huyện, thành phố.

 

Đồng bộ giải pháp căn cơ

 

BHXH Việt Nam đã có Công văn số 741/BHXH-BT ngày 13/3/2017 về việc giao chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN gửi BHXH các huyện, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung chủ yếu như: Thường xuyên báo cáo, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác thu, thu nợ; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT. Thực hiện các biện pháp, giải pháp thu hồi nợ BHXH, BHYT có hiệu quả, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ hàng quý theo chỉ tiêu được giao. Hàng quý báo cáo kết quả thu nợ BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam để làm căn cứ đánh giá thi đua, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân. Trong đó, tỉnh Hòa Bình được giao giảm tỷ lệ nợ từ 4,40% (quý I); 4% (quý II), 3,08% (quý III) và 2,67% (quý IV) năm 2017.

 

 Theo đồng chí Nguyễn Duy Thường, để làm tốt công tác quản lý, đôn đốc thu nợ BHXH, đối với Ngân sách Nhà nước nợ, để hoàn thành kế hoạch được BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh lập kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định. Tăng cường thu tiền BHYT, BHTN do ngân sách Nhà nước chi trả. Vì vậy, bên cạnh việc tích cực đôn đốc thu nợ tại các đơn vị sử dụng lao động, BHXH tỉnh, BHXH huyện, thành phố tăng cường phối hợp với cơ quan Tài chính, Lao động chuyển đủ kinh phí được cấp; hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ đọng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, khối Đảng, đoàn thể, xã, phường và kịp thời báo cáo UBND tỉnh về tình hình ngân sách Nhà nước còn phải đóng, hỗ trợ đóng BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh.

 

Đối với đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, thực tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH, tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với BHXH, đồng thời, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục BHXH. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý nợ, đôn đốc thu nợ bảo hiểm. Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra, kiểm tra liên ngành, thanh tra, đôn đốc thu nợ bảo hiểm. Định kỳ hàng quý kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam, UBND tỉnh, huyện về tình hình nợ đọng BHXH và tham mưu UBND tỉnh, huyện trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

 

Có một thực tế là từ lâu, khối Tổng công ty Sông Đà đã được ngành chức năng đôn đốc thu nợ nhiều lần nhưng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ. Nguyên nhân vì khối này chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thiếu vốn, lãi suất vay vốn cao, thu hồi vốn khó khăn; trụ sở khối lại không đóng trên địa bàn tỉnh, các công ty con hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty nên tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN của khối chiếm tỷ lệ cao so với bình quân chung của tỉnh.

 

Xuất phát từ những khó khăn trên, ngày 21/3/2017, Phòng Khai thác và thu nợ phối hợp với Phòng Quản lý tham mưu (BHXH tỉnh) làm việc với BHXH thành phố Hà Nội dưới sự chủ trì của Ban thu (BHXH Việt Nam) đã thống nhất nội dung bàn giao số đơn vị và số dư nợ BHXH, BHYT, BHTN các đơn vị thuộc khối Tổng công ty Sông Đà về thành phố Hà Nội thực hiện thu và thu nợ với tổng số tiền trên 25 tỷ đồng. Việc thực hiện bàn giao các đơn vị khối Tổng công ty Sông Đà về BHXH thành phố Hà Nội sẽ góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nợ bảo hiểm của tỉnh.

 

 

 

                                                                           H.L

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục