(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến ngày 24/7/2017, toàn tỉnh đã ghi nhận 13 ca có dấu hiệu lâm sàng sốt xuất huyết. Trong đó, thành phố Hòa Bình 3 ca, Lương Sơn 2 ca, Đà Bắc 1 ca, Tân Lạc 1 ca, Lạc Sơn 2 ca, Kim Bôi 4 ca, Tân Lạc 1 ca.


Bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng sốt xuất huyết là người ở Hà Nội di cư về Hoà Bình. Họ đã có triệu chứng từ trước khi đến cơ sở y tế. Chúng tôi đã gửi mẫu máu đi xét nghiệm, hiện chỉ có 1 ca ở Đà Bắc là âm tính, còn các ca khác chưa có kết quả.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng kế hoạch phòng dịch sốt xuất huyết Dengue. Theo đó sẽ kiện toàn và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phòng, chống sốt xuất huyết Dengue từ tỉnh, huyện đến các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Lập kế hoạch cụ thể, triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue theo từng tuyến phù hợp tình hình thực tế của địa phương, trong đó có phương án thu dung, điều trị bệnh nhân, đáp ứng về vật tư, hoá chất, thuốc khi có dịch xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, bao gồm đội chống dịch cơ động tuyến tỉnh, huyện gồm: cán bộ điều trị, dịch tễ, côn trùng được trang bị đủ hóa chất, máy móc, phương tiện. Chuẩn bị hóa chất, phương tiện sẵn sàng chống dịch tại các tuyến. Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp bệnh, xử lý kịp thời không để bùng phát thành dịch lớn.

Tuyến tỉnh chủ động giám sát Bệnh viện Đa khoa tỉnh hàng tuần, tuyến huyện chủ động giám sát, phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Đa huyện, Phòng khám Đa khoa khu vực (nếu có) và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, xử trí kịp thời khi có các trường hợp bệnh, ổ dịch. Tuyến xã, phường phát hiện, giám sát, báo cáo thông qua hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên. Tổ chức điều tra định loại muỗi và bọ gậy tại các xã có ổ dịch sốt xuất huyết cũ như TP Hoà Bình, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn và các xã có nguy cơ để có biện pháp kịp thời, chủ động, phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tuyên truyền các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tất cả các tuyến. Đa dạng hoá các loại hình truyền thông phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương.

Cũng theo bà Trần Thị ái Hương, đối với cá nhân phòng bệnh thì điều quan trọng nhất cần loại bỏ các ổ loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi, làm lưới chắn muỗi vào nhà. Thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ. Sử dụng hương xua muỗi, bình xịt, diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện… Bệnh sốt xuất huyết có quá trình diễn biến trong 7 ngày với các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, đau cơ, đau nhức hốc mắt, mệt mỏi, phát ban và có xuất huyết trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Người bệnh vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to trên 2cm, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít… Do vậy, khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, gia đình cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.


                                                                                                         Việt Lâm


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục