(HBĐT) - Nhắc đến bà giáo về hưu với bài thuốc chữa u hạch nổi tiếng, người trong vùng không ai không biết đến bà Lê Thị Lượng, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi). Bà Lượng hiện là thành viên Hội đông y huyện Kim Bôi, hội viên Hội đông y xã Tú Sơn, được cấp giấy chứng nhận của Hội đông y tỉnh Hòa Bình về nghề thuốc nam.



Lương y Lê Thị Lượng, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) bốc thuốc trị bệnh cứu người.

 Nghề thuốc nam đến với bà có lẽ cũng là một cái duyên. Bà Lượng kể: "Cách đây hơn chục năm, khi còn là giáo viên trường mầm non xã Thu Phong (Cao Phong), tôi bị bướu cổ nặng lắm. Sống với cái bướu cổ to như quả trứng hàng mấy năm trời khiến tôi đau đớn, khổ sở. Khi xuống khám và điều trị tại Bệnh viện tỉnh rồi Bệnh viện Trung ương, vì bướu đã tồn tại quá lâu khiến việc phẫu thuật có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, vì vậy các bác sĩ khuyên tôi sử dụng thuốc tây. Uống nhiều thuốc, nằm viện nửa năm trời, người tôi gầy và xanh xao, chức năng gan và thận cũng kém đi nhiều nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Sau đó, một người cùng xóm đến thăm đã mách tôi về một bài thuốc của một cụ già chữa thuốc, tôi cũng cắt thuốc về dùng thử. Uống được vài thang thuốc, cảm thấy khối u xẹp đi hẳn rồi dần dần biến mất hoàn toàn”.

 
Sau lần "chết đi sống lại”, thấu hiểu được những đau đớn của căn bệnh quái ác, bà Lượng liền xin học lại bài thuốc quý đó để sau này có thể cứu người, giúp đời. Vì chưa có kiến thức về ngành y nên trong quá trình học, bà ghi chép rất tỉ mỉ cẩn thận cách phân biệt các loại thảo dược, rễ cây, cách chế biến, công thức để bốc thuốc. Hàng ngày, cứ sau giờ lên lớp, bà lại lên núi tìm, nghiên cứu các loại thảo dược. Với niềm say mê học hỏi, sau 2 năm bà đã có thể tự tay bốc thuốc cứu người. Đến nay, ngoài bệnh về u bướu, bà còn chữa được các loại bệnh liên quan đến gan, thận, dạ dày, xương khớp, tiểu đường, mỡ máu... Bà Lượng cho biết: "Công thức làm thuốc cũng không cầu kỳ lắm. Ngoài thành phần là các cây thuốc quý trong rừng, một số thành phần khác được làm từ những loại cây, cỏ rất quen thuộc mà hàng ngày chúng ta thường gặp. Tất cả đều được lấy về đem phơi khô rồi tùy từng bệnh nhân nặng hay nhẹ mà lựa chọn tăng, giảm vị thuốc. Thời điểm tốt nhất để hái thuốc vào cuối đông và chớm xuân thì tác dụng chữa bệnh sẽ tốt hơn”. Hiện tại, mảnh vườn nhà rộng 360 m2, bà Lượng đem những cây thuốc quý trên rừng về trồng ngay trong vườn để tăng thêm nguồn dược liệu phục vụ người bệnh.
 
Bà Đinh Thị Chắt ở xã Thượng Bì (Kim Bôi), dù đã 60 tuổi nhưng bướu cổ theo bà cả chục năm nay. Nhiều lúc đi làm đồng, đầu bà phải nghẹo hẳn sang một bên để bớt đau. Do điều kiện kinh tế khó khăn, không thể lên Bệnh viện tỉnh chữa trị được, bà tìm đến bà Lượng mong được chữa trị. Từ khi cắt thuốc cho đến khi khỏi hẳn bệnh chưa đến 1 tháng, bà Chắt vui lắm, làm thịt cả con lợn để cảm ơn bà Lượng.
 
Không chỉ những người dân trong huyện tìm đến bà Lượng để chữa trị, nhiều người ở các tỉnh, thành phố mắc những căn bệnh nay đã được bà cứu chữa điển hình như trường hợp của anh Trần Quốc Hưng ở xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Chữa chạy khắp nơi nhưng không khỏi, đầu năm 2017, anh đến cầu cứu bà Lượng với một ổ bướu cổ mà theo như lời bà mô tả như một "rổ trứng gà” ở trên cổ. Sau khi dùng thuốc của bà một thời gian, "rổ trứng gà” đó biến mất hoàn toàn. Từ đó, các đơn hàng mua thuốc của bà từ các tỉnh bạn ngày một nhiều. Nhiều người bệnh ở Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang... cũng tìm đến nhờ bà chữa trị.
 
Trong cuốn sổ khám bệnh của bà Lượng vẫn còn giữ lá thư cảm ơn của chị Nguyễn Thị Thu, cán bộ Viện Kiểm sát thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sau khi đọc được những phản hồi tích cực trên mạng xã hội từ bài thuốc thần kỳ của bà, khối u tuyến giáp có nguy cơ di căn sang ung thư của chị có cơ hội được chữa khỏi. Chỉ với vài trăm nghìn đồng tiền thuốc được gửi qua đường bưu điện, sau 2 tháng, các bác sĩ phòng khám siêu âm kết luận khối u trên cổ của chị đã biến mất hoàn toàn.
 
Từ đầu năm đến nay, bà Lượng đã chữa trị cho trên 70 người, còn tính từ khi bà đến với nghề thuốc nam có lẽ đến cả nghìn người. Nhiều người bệnh hoàn cảnh khó khăn, bà tận tình cứu giúp mà không tính bất cứ chi phí nào. Bà Lượng cho biết: "Việc chữa trị bằng thuốc nam có ưu điểm là lành, các vị thuốc đều có tác dụng tiêu độc, không có tác dụng phụ. Hơn nữa, bài thuốc không tốn kém vì nó được làm từ những thảo dược có sẵn trong thiên nhiên, chỉ mất công đi kiếm nên việc chữa trị cũng là lấy công làm lãi mà thôi”.
 
"Thuốc nam bà Lượng” đang là địa chỉ tin cậy của không chỉ người dân trong vùng mà còn là niềm hy vọng của nhiều bệnh nhân từ các tỉnh, thành khác. Bà Lượng cho biết: "Làm nghề thầy thuốc quan trọng là cái tâm, chữa khỏi bệnh cho người thì tích thêm đức cho đời. Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp - giúp đời, giúp người chính là làm trọn vẹn tâm nguyện của người thầy thuốc”.

 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Lương y Lê Thị Lượng, xóm Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi)

Số điện thoại: 035.4924.383


                                                                        Hoàng Anh

 


Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục