(HBĐT) - Theo thống kê từ năm 2011 - 2016, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 92 người tử vong do chó cắn và khoảng 400.000 người phải điều trị dự phòng. Riêng năm 2016 đã có người 91 người tử vong do bệnh dại và gần 412.000 người bị chó cắn, gây tốn kém trên 800 tỷ đồng mỗi năm cho người dân. 


Chủ quan với bệnh dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, đồng thời thuộc danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người. ở tỉnh ta, bệnh dại lưu hành nhiều năm nay, hàng năm vẫn xuất hiện các trường hợp tử vong do bệnh dại. Từ năm 2013-2017 ghi nhận trên 10.000 trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại và 16 ca tử vong do bệnh dại. Trong đó, năm 2013 có 8 ca; năm 2014, 2015 có 3 ca; năm 2016 giảm còn 2 ca. Các ca tử vong đều do bị chó cắn, không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Năm 2017 không ghi nhận ca tử vong nào do dại. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh có 4 trường hợp tử vong do dại ở các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn, Cao Phong và Đà Bắc.


Sau khi bị chó cắn, chị Bùi Thị Hiền ở xã Hiền Lương (Đà Bắc) đi tiêm phòng vắc xin kháng dại tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

Thống kê của ngành Y tế dự phòng cho thấy, từ đầu năm đến ngày 14/6/2018, cả nước có 35 trường hợp tử vong do bệnh dại. Hòa Bình là 1 trong 3 tỉnh có tỷ lệ mắc cao nhất cả nước. Số lượng người điều trị dự phòng bệnh dại từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 948 trường hợp, tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 4 trường hợp tử vong đều không được điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn. 3 trường hợp tử vong dưới 15 tuổi. 2 trường hợp không nói với bố, mẹ; 2 trường hợp do chủ quan không đi tiêm phòng.

Nguy cơ bệnh dại từ chó, mèo

Nguồn lây truyền bệnh dại chủ yếu là chó nuôi không được tiêm phòng vắc xin dại. Đàn chó nuôi không được tiêm phòng vắc xin dại sẽ làm cho miễn dịch quần thể không bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút dại lưu hành, từ đó truyền lây vi rút cho người và động vật nuôi khác. Mầm bệnh lây truyền bệnh dại cho người chủ yếu là từ chó nuôi và khi bị chó dại cắn không đến cơ sở y tế để điều trị dự phòng, chắc chắn sẽ tử vong. Do vậy, công tác tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo là quan trọng nhất, bởi không có chó, mèo thì không có bệnh dại. Đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Trong năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn tỉnh đạt thấp. Năm 2017, đạt tỷ lệ 78,2%, 5 tháng đầu năm đạt 66,9%. Nhiều địa phương năm 2017 đạt tỷ lệ tiêm thấp như Mai Châu 24,3%, Đà Bắc 32,8%, Lương Sơn 54,8%, Yên Thủy 72%...

Qua phân tích của Ban chỉ đạo phòng - chống dịch của tỉnh thì nguyên nhân chính là do công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương trong tỉnh chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc thống kê, lập sổ quản lý đàn chó nuôi, xích nhốt nên hiện tượng chó thả rông cắn người còn phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong năm 2017, do số ca bệnh dại giảm và không xuất hiện trường hợp tử vong, vì thế cộng đồng và các đơn vị liên quan có tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến bệnh dại, công tác truyền thông không được duy trì dẫn đến nhiều người không quan tâm đến bệnh dại, không nhận thức bệnh dại nguy hiểm như thế nào và không biết các biện pháp phòng tránh bệnh dại.

Do vậy, theo đồng chí Lương Thanh Hải, cần tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, biện pháp phòng, chống bệnh dại và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại để người dân hiểu và nhận thức được tính chất nguy hiểm của bệnh "Khi đã mắc bệnh dại thì không thể chữa được, sẽ dẫn đến những cái chết thương tâm” và thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo chính là phòng bệnh dại cho con người…


Việt Lâm


Các tin khác


Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo CDC và cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh.

Trung tâm truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình thời sự y tế

Chiều 12/9, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) - Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình "Alo Doctor", bản tin chuyên biệt về y tế.

Hà Nội: Ghi nhận ba ca tử vong do sốt xuất huyết, người dân không được chủ quan, lơ là

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, thành phố vừa ghi nhận thêm một nữ bệnh nhân 20 tuổi (ở huyện Quốc Oai) tử vong liên quan đến sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến ngày 11/9, thành phố đã ghi nhận ba ca mắc sốt xuất huyết tử vong.

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả phí sàng lọc một số bệnh phổ biến, bao gồm cả ung thư

Ngày 8/9, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo đề xuất xây dựng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế về vấn đề chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh trong dự án Luật bảo hiểm y tế sửa đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục