(HBĐT) - Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hiểu biết của người dân hạn chế, một số phong tục tập quán cũ còn nặng nề… Đó là những thách thức trong nỗ lực giảm suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) ở huyện Lạc Sơn. Nâng cao tầm vóc, thể lực, chất lượng dân số theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu BCH T.Ư Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới là vấn đề cần được quan tâm.


Ban chỉ đạo phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em huyện Lạc Sơn và xã Miền Đồi phối hợp với Tổ chức WV tổ chức hội thi nuôi con khỏe, dạy con ngoan năm 2018.

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao

Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn (20 xã diện đặc biệt khó khăn), số dân trên 150.000 người, trong đó, 12.556 trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2015, tỷ lệ SDDTE thể nhẹ cân chiếm 15,38%, thể thấp còi 20%; đến năm 2018, tỷ lệ này lần lượt là 13,7% và 17,6%. Theo nhận định của huyện, tình trạng SDDTE giảm nhưng vẫn ở mức cao. Đáng chú ý, có sự chênh lệch giữa các vùng; ở các xã vùng sâu, xa, tỷ lệ SDDTE cao, trên 20%.

Đồng chí Phạm Thị Hương, cán bộ chuyên trách dinh dưỡng Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn cho biết: Tỷ lệ hộ nghèo cao (25,5%), đời sống kinh tế khó khăn, hiểu biết của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ, các phong tục, tập quán như trẻ ốm hay cúng ma, kiêng khem quá mức khi sinh con… ảnh hưởng đến tình trạng SDDTE trên địa bàn. Mặt khác, dinh dưỡng học đường chưa triển khai được nhiều hoạt động. Các lực lượng khác ngoài ngành Y tế không tham gia thường xuyên vào công tác phòng, chống SDDTE. Việc thực hành đúng trong chăm sóc trẻ tại hộ gia đình chưa cao. Không ít người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, kỹ năng. Ngay cả đội ngũ cán bộ mạng lưới phòng, chống SDDTE cũng ít được tập huấn, cập nhật kiến thức về dinh dưỡng. Huyện chưa có cán bộ chuyên sâu về dinh dưỡng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong, phát triển thể lực kém, giảm sức lao động và tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính khi trưởng thành, ảnh hưởng không tốt đến phát triển trí tuệ và thế hệ sau. Trong đó, giai đoạn bào thai và chăm sóc trẻ những năm đầu đời có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.

Tập trung giải pháp giảm suy dinh dưỡng trẻ em

Để giảm SDDTE, huyện Lạc Sơn thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng, chống suy dinh dưỡng; thành lập BCĐ từ huyện tới các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch từng năm. Huyện có 1 cán bộ chuyên trách, mỗi xã có 1 cán bộ phụ trách chương trình và các xóm có 1 cộng tác viên dinh dưỡng. Nhiều hoạt động đã được triển khai: Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, có thai, cho con bú. Hướng dẫn thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ theo khoa học, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý các thực phẩm sẵn có tại địa phương, phòng và chăm sóc, điều trị bệnh cho trẻ. Cụ thể như: Bổ sung vitamin A cho trẻ 6 - 60 tháng tuổi, bổ sung viên sắt cho bà mẹ mang thai. Chăm sóc thực hành vệ sinh ở gia đình, trường học, phòng, chống nhiễm giun. Theo dõi tăng trưởng cho trẻ kết hợp tuyên truyền thay đổi hành vi…

Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ (HKI, WV) đã hỗ trợ các hoạt động phòng, chống SDDTE tại 6 xã: Bình Cảng, Phú Lương, Chí Thiện, Miền Đồi, Yên Phú, Tân Lập. Tại các xã được hỗ trợ đã thành lập CLB dinh dưỡng. Cán bộ mạng lưới phòng, chống SDDTE được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phối hợp với các tổ chức HKI, WV truyền thông về dinh dưỡng, hướng dẫn cách phòng, chữa bệnh cho trẻ cho những người chăm sóc trẻ, phụ nữ mang thai. Tổ chức hội thi nuôi con khỏe, dạy con ngoan, thi kiến thức và thực hành các bữa ăn dinh dưỡng. Tập huấn sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bùi Văn Vanh cho rằng: Cần xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động về dinh dưỡng tại các cấp với sự đầu tư nguồn lực phù hợp. Các ban, ngành, đoàn thể tham gia thường xuyên. Lồng ghép các chương trình liên quan tới mục tiêu cải thiện dinh dưỡng nhằm tăng hiệu quả can thiệp. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Chanh cho biết: Huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU của BTV Tỉnh ủy về công tác dân số trong tình hình mới. Sau khi UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động về dinh dưỡng giai đoạn 2018 - 2020, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng sân số nói chung, giảm SDDTE nói riêng.

Cẩm Lệ

Chương trình hành động số 21-Ctr/TU của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới xác định chuyển trọng tâm chính sách sang dân số và phát triển. Cụ thể đến năm 2030, chiều cao người 18 tuổi đối với nam đạt 168,5cm, nữ đạt 157,5 cm

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục