Thời điểm từ tháng 11/2023, đầu năm 2024, tình trạng thiếu vắc xin phòng bại liệt (IPV) và vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã được phân bổ các loại vắc xin để thực hiện tiêm chủng thường xuyên cho trẻ trong năm 2024 và tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm trong năm 2023.


Tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Có con bị chậm lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 từ đầu năm 2024, khi nhận được thông báo của trạm y tế có vắc xin trở lại, chị Bùi Thị Thu Hồng, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) vui mừng đưa con đi tiêm ngay. Chị Hồng chia sẻ: Bé nhàtôi được 8 tháng tuổi nhưng nay mới được tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 đầu tiên. Khi con 2 tháng tuổi, tôi đưa con ra trạm y tế để tiêm theo lịch nhưng chưa có vắc xin. Do nhà không có điều kiện nên gia đình cũng không cho con đi tiêm dịch vụ được. Việc có vắc xin trở lại không chỉ tôi mà nhiều bà mẹ đều phấn khởi vì con mình được tiêm vắc xin phòng bệnh.

TCMR là dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia, hoàn toàn miễn phí, an toàn và hiệu quả. Hiện, nước ta có 10 loại vắc xin được đưa vào chương trình TCMR để phòng các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản. Đồng chí Nguyễn An Trường, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Năm 2023, thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, các địa phương phải thực hiện các thủ tục mua sắm vắc xin từ ngân sách của mình. Tuy nhiên, các địa phương đều gặp khó khăn trong việc bố trí, phê duyệt kinh phí, vướng mắc thủ tục đấu thầu, phê duyệt giá, kinh nghiệm triển khai... nên đã xảy ra tình trạng thiếu vắc xin trên quy mô toàn quốc. Sau một thời gian gián đoạn, đầu năm 2024, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hoàn thành đặt hàng 10/10 loại vắc xin sử dụng trong chương trình TCMR từ các nhà sản xuất trong nước, nhanh chóng tiến hành phân bổ, chuyển đến các địa phương. Đến nay, tỉnh đã nhận và phân bổ vắc xin đến các huyện, thành phố để phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho các đối tượng trên địa bàn.

Theo Sở Y tế, đến ngày 24/4/2024, vắc xin mới đã được cấp về tỉnh. Ngay sau khi nhận được vắc xin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, dựa trên nhu cầu đăng ký vắc xin của các đơn vị, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh nhanh chóng ban hành quyết định phân bổ các loại vắc xin, vật tư trong chương trình TCMR cho các đơn vị y tế để triển khai tiêm chủng trong tháng 5/2024. CDC tỉnh đã tiến hành phân bổ cho các huyện, thành phố bằng xe chuyên dụng, đảm bảo vận chuyện đến tận xã, phường, thị trấn để người dân có thể tiếp cận được vắc xin. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh do thực hiện tiêm hàng ngày nên cử cán bộ sang kho CDC để lĩnh vắc xin bằng phích chuyên dụng. Cụ thể, lượng vắc xin được vận chuyển về các huyện, thành phố gồm: 710 liều viêm gan B; 1.310 liều lao (BCG); 3.660 liều OPV; 4.624 liều SII; 3.090 liều IPV; 1.940 liều sởi - rubella; 2.040 liều sởi; 1.885 liều viêm não Nhật Bản; 3.140 liều DPT và 2.900 liều uốn ván.

Có thể khẳng định, giai đoạn trước, do không đủ một số loại vắc xin nên kết quả TCMR còn nhiều hạn chế. Đến nay, ngành Y tế từng bước đạt được tỷ lệ tiêm chủng đảm bảo mục tiêu đề ra. Nếu Trung ương cung cấp đủ vắc xin, chắc chắn cuối năm 2024, ngành Y tế sẽ tiêm chủng cho người dân đảm bảo chỉ tiêu tỉnh đề ra.

Ngành Y tế khuyến cáo, tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tật. Các gia đình cũng ít có nguy cơ phải chịu các nỗi đau tinh thần trước di chứng, mất mát và các chi phí cao khi điều trị và chăm sóc trẻ bị bệnh. Không chỉ trẻ em, người lớn, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có nhiều bệnh nền, người có hệ miễn dịch suy yếu cũng cần được tiêm chủng để được bảo vệ trước nguy cơ mắc bệnh, biến chứng, nhập viện hoặc thậm chí tử vong. Nếu một người được tiêm vắc xin thì sẽ ít có khả năng mắc bệnh và lây sang người khác, cho thấy một người tiêm vắc xin cũng giúp bảo vệ được những người xung quanh. Khi càng nhiều người được tiêm vắc xin thì khả năng mắc bệnh và lây lan dịch trong cộng đồng càng thấp, điều này gọi là miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ những người chưa được tiêm chủng hoặc không thể tiêm chủng. Việc không tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn có thể mang đến những hậu quả nặng nề cho cá nhân và cộng đồng, như gia tăng nguy cơ mắc bệnh, biến chứng nặng, bùng phát dịch bệnh và nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh.

Hương Lan

Các tin khác


Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục