Sáng 6/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) chủ trì cuộc họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay.


Chú thích ảnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo nhận định, đến thời điểm hiện nay Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình; thực hiện kịp thời, chủ động công tác phòng, chống dịch.

Từ ngày 13/2 đến nay, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới. Xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) được dỡ bỏ việc phong toả từ 0 giờ sáng 4/3 sau 21 ngày cách ly.

Hiện nay, 14.241 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe, trong đó 407 người được cách ly tập trung tại bệnh viện, 8.806 người được cách ly tập trung tại các cơ sở khác và 5.028 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp trên thế giới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu "thực hiện khai báo y tế  bắt buộc với tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam từ 6 giờ ngày 7/3". Bên cạnh việc khai báo y tế bằng giấy, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan triển khai khai báo y tế bắt buộc bằng hình thức điện tử tại địa chỉ website: http://www.suckhoetoandan.vn/khaiyte và có thể thực hiện khai báo ngay tại sân bay, trước khi hành khách lên máy bay; qua đó, tạo thuận lợi cho hành khách nhập cảnh vào Việt Nam.

Trước đó, Bộ Y tế đã ra văn bản thông báo về việc áp dụng tờ khai y tế (áp dụng 1 trong 2 hình thức: qua tờ khai y tế hoặc khai báo điện tử) với các hành khách đến từ (hoặc đi qua) các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Campuchia, bắt đầu từ 0 giờ ngày 7/3/2020 tại tất cả các cửa khẩu.

Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị, dự kiến ngày 7/3, Tổ liên ngành do Bộ Y tế chủ trì, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể 4 hình thức cách ly tập trung có đủ điều kiện: tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế; tại cơ sở lưu trú được chỉ định như khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, resort…; cách ly tại nơi sản xuất có đủ điều kiện và cách ly tại nơi cư trú.

"Tất cả các hình thức cách ly tập trung đều với nguyên tắc có sự giám sát chặt chẽ của hệ thống y tế, chính quyền địa phương và lực lượng công an, đảm bảo người cách ly phải ở trong khu vực cách ly và hạn chế tối đa việc tiếp xúc bên ngoài", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đề nghị, bên cạnh lực lượng quân đội thì các bộ, ngành có phương án dự phòng về việc chuẩn bị cơ sở cách ly tập trung phù hợp, dưới sự điều phối của Bộ Y tế.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến 9 giờ 15 phút ngày 6/3, thế giới ghi nhận 98.101 trường hợp mắc COVID-19 tại 86 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tại Trung Quốc có 80.552 trường hợp tại 31/31 tỉnh, thành phố. Tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc có 17.549 trường hợp được ghi nhận. Một số nước có số ca nhiễm bệnh cao như Hàn Quốc - 6.284 ca, Iran - 3.513 ca, Nhật Bản - 1.056 ca, Italia - 3.858 ca…

Thế giới ghi nhận 3.386 ca tử vong, trong đó tại Trung Quốc đại lục có 3.042 ca, Italia - 148 ca, Iran - 108 ca, Hàn Quốc - 42 ca, Nhật Bản - 12 ca (trong đó tàu Diamon Princess có 6 ca), Mỹ - 12 ca, Pháp - 7 ca, Hồng Kông (Trung Quốc) - 2 ca, Philippines - 1 ca, Đài Loan (Trung Quốc) - 1 ca, Thái Lan - 1 ca, Ôxtrâylia -1 ca, San Marino -1 ca, Tây Ban Nha - 3 ca, Anh - 1 ca, Thuỵ Sỹ -1 ca và Iraq - 2 ca.

Theo TTXVN


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục