(HBĐT) - Ngày 6/7, Văn phòng Tỉnh ủy đã có Thông báo số 573-TB/VPTU thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại hội nghị ngày 6/7/2021 về "Tăng cường công tác phòng, chống dịch và kiểm soát người đi từ vùng có dịch COVID – 19 về địa bàn tỉnh”

Để khẩn trương, chủ động phòng chống dịch trong tình hình mới, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong cộng đồng, quản lý, kiểm soát chặt chẽ người dân đến từ vùng có dịch về địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho nhân dân, Thường trực Tỉnh ủy đề nghị:

Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, chỉ đạo các huyện, thành phố, các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh thời gian qua. Mọi hoạt động phòng chống dịch phải chủ động, theo sát diễn biến mới của dịch bệnh và tình hình thực tế tại từng địa phương. Đồng thời thực hiện một số nội dung mới sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về tình hình dịch bệnh đến cán bộ, đảng viên và người dân bằng nhiều hình thức để người dân hiểu và tuyệt đối không chủ quan, lơ là, luôn đề cao cảnh giác phòng, chống dịch. Bắt buộc mọi người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế.Xử lý thật nghiêm các trường hợp khai báo y tế không trung thực, không đầy đủ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác điều tra, truy vết và các hoạt động phòng, chống dịch khác; công khai các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để răn đe.

Yêu cầu các huyện, thành phố: Đôn đốc, tổ chức tốt hoạt động và phát huy tối đa vai trò của tổ Covid cộng đồng; nhất là vai trò của Bí thư chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Công an viên trong quản lý, giám sát, theo dõi tình hình sức khỏe, việc khai báo y tế của người dân; các đối tượng cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà; các trường hợp trở về từ các địa phương có dịch; các trường hợp hết thời gian cách ly tập trung trở về địa phương; kiểm soát triệt để người ra/vào địa bàn.

Đối với các người dân đi về từ vùng có dịch (theo thông báo của Bộ Y tế) trở về các địa phương trong tỉnh, yêu cầu: Có giấy tờ chứng minh việc đã tiêm vắc xin phòng Covd-19 đủ 2 mũi hoặc có kết quả xét nghiệm (PCR) âm tính đối với SARS-CoV-2 trong vòng 72h thì thực hiện cách ly tế tại nhà 7 ngày, sau cách ly 7 ngày xét nghiệm (PCR) có kết quả âm tính đối với SARS-CoV-2 thì tiếp tục thực hiện nghiêm yêu cầu 5K. Nếu không có các điều kiện trên thì thực hiện cách ly tế tập trung đủ 21 ngày, trả phí theo quy định.

Người đứng đầu các địa phương phải chịu trách nhiệm khi không có biện pháp quản lý hoặc không quản lý được người dân đi về từ các vùng dịch, người cần cách ly, theo dõi tại địa phương theo quy định.

Chỉ đạo Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở tăng cường bám sát địa bàn, nắm rõ từng nhân khẩu cư trú trên địa bàn quản lý để sẵn sàng truy vết khi cần thiết. Tổ chức kiểm tra, giám sát toàn bộ khách đến các khách sạn, resort, sân gofl, các cơ sở kinh doanh ăn uống dọc đường có xe liên tỉnh chạy qua… trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo thực hiện nghiêm quy định của tỉnh trong phòng chống dịch trong tình hình mới.

Yêu cầu 100% các cơ quan, công sở, đơn vị, bệnh viện, trường học, công ty, đơn vị, siêu thị, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, phương tiện vận chuyển công cộng… đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bắt buộc 100% người đến các cơ quan, đơn vị, công sở phải thực hiện khai báo y tế (qua ứng dụng công nghệ thông tin hoặc tờ khai y tế), bắt buộc đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyên, thành phố tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền đến mọi người dân về các hoạt động phòng, chống dịch, thông tin thường xuyên về tình hình dịch bệnh để tất cả người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực, đồng lòng cùng các cấp, các ngành tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, vì lợi ích chung của đất nước, của địa phương, vì lợi ích cộng đồng và của chính mình.

 


Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục