Sáng 2/8, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa ghi nhận thêm 3.201 ca nhiễm mới, trong đó có 976 ca trong cộng đồng. Đến nay, đã có hơn 6,4 triệu liều vaccine được tiêm trên toàn quốc.


Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. (Ảnh: DUY LINH)
 

Tính từ 18 giờ 30 phút ngày 1/8 đến 6 giờ ngày 2/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.201 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 3.198 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (1.997), Bình Dương (496), Đồng Nai (189), Cần Thơ (119), Tiền Giang (79), Đà Nẵng (76), Vĩnh Long (50), Hà Nội (46), Bình Thuận (46), An Giang (17), Kiên Giang (17), Bình Định (14), Ninh Bình (13), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (10), Nghệ An (8 ), Thanh Hóa (4), Hà Tĩnh (3), Lâm Đồng (2), Gia Lai (1) trong đó có 976 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng ngày 2/8, Việt Nam có 157.507 ca nhiễm trong đó có 2.265 ca nhập cảnh và 155.242 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 153.672, trong đó có 40.383 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Cả nước có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn. Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Trong ngày có 209.156 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 6.415.219 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 5.756.155 liều, tiêm mũi 2 là 659.064 liều.

Đến nay, cả nước đã có 43.157 ca được điều trị khỏi. Trong số các bệnh nhân nặng đang điều trị, hiện có 432 ca phải điều trị hồi sức tích cực và 18 ca can thiệp ECMO.

Kêu gọi hệ thống y tế tư nhân của TP Hồ Chí Minh chung sức, đồng lòng chống dịch 

Tối qua, GS, TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế đã gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, ngành y tế có trách nhiệm lớn lao trong cuộc chiến Covid-19. Vì vậy, Bộ trưởng tha thiết đề nghị các vị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khoẻ người mắc Covid-19 để thành phố vượt qua giai đoạn rất khó khăn này.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long vui mừng khi các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân thông báo nhiều đơn vị đã chủ động lên phương án tách đôi để bảo đảm vừa chăm sức khoẻ nhân dân vừa sẵn sàng tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn các bệnh viện, các cơ sở y tế tư nhân hãy đăng ký chính thức với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh số giường dành cho chăm sóc sức khoẻ thông thường và số giường dành cho điều trị bệnh nhân Covid-19. Trên cơ sở số giường đăng ký của khu vực y tế tư nhân, thành phố sẽ có được mạng lưới tổng thể số giường điều trị bệnh nhân Covid-19 và sẽ điều phối bệnh nhân.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố chủ động đăng ký số lượng nhân sự có thể đảm đương công việc điều trị hồi sức và vận hành máy thở. Trên cơ sở đó, Sở Y tế sẽ điều động nhân lực đến những cơ sở điều trị hồi sức đang cần.

Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin quan điểm của Bộ Y tế là luôn ưu tiên phân bổ vaccine cho TP Hồ Chí Minh. Thành phố cũng đang nỗ lực để đẩy nhanh tốc độ tiêm, và nếu có thêm sự tham gia của các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân thì tiến độ tiêm sẽ được đẩy nhanh hơn trong tháng 8/2021.

Vừa qua, Bộ Y tế đã huy động các bệnh viện lớn tuyến Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế vào thiết lập các Trung tâm hồi sức tích cực tại TP Hồ Chí Minh và đang nỗ lực từng giờ, từng phút, làm đêm, làm ngày… để đưa các Trung tâm này vào hoạt động.

Tuy nhiên có những khó khăn nhất định ban đầu về labo xét nghiệm; mua sắm vật tư tiêu hao, giường bệnh, chăn ga… với số lượng nhiều trong cùng một thời điểm rất ngắn. Vì thế, tư lệnh ngành y tế rất mong lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hãy chung sức chung lòng đồng hành cùng Bộ Y tế và thành phố để chia sẻ, cho mượn những trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hậu cần này.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục