(HBĐT) - Ngày 27/11, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 đã có Công văn số 4283/CV-BCĐ hướng dẫn các đơn vị thực hiện vệ sinh khử khuẩn, quản lý chất thải y tế đối với cách ly F0, F1 tại nhà đảm bảo các quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại, hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

 


Cán bộ phục vụ công tác phòng, chống dịch tại xã Cao Dương (Lương Sơn) thường xuyên khử khuẩn sau khi vào khu cách ly tập trung tại xã. 

Cụ thể, BCĐ PCD Covid-19 các xã, phường, thị trấn xây dựng dựng kế hoạch, bố trí mua sắm vật tư, hóa chất, thùng chứa chất thải y tế nguy hại, phương tiện vận chuyển (túi đựng rác thải (màu vàng), 2 thùng có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”, cồn 70 độ, quần áo PCD, găng tay y tế, xe vận chuyển rác…).

Thu gom chất thải y tế từ các hộ gia đình cách ly y tế vận chuyển đến nơi lưu giữ tạm thời đảm bảo quy định theo hướng dẫn tại Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG nói trên. Việc vận chuyển, xử lý chất thải do BCĐ PCD Covid-19 các huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để phân công người chịu trách nhiệm thu gom, tần suất thu gom (tuy nhiên không quá 48h/lần), phương tiện vận chuyển, biện pháp xử lý chất thải của người cách ly bảo đảm quy định. Hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom xử lý chất thải y tế nguy hại để xử lý chất thải phát sinh từ các hộ gia đình cách ly y tế.

Trung tâm Y tế các huyện thành phố chỉ đạo Trạm Y tế xã phường, thị trấn (nơi có đối tượng F1, F0 thực hiện thí điểm cách ly y tế tại nhà) hướng dẫn, giám sát người đang cách ly thực hiện các nội dung sau: Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ngày tại các vị trí: Sàn nhà, sàn khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, vòi nước... Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn. Người chăm sóc trẻ phải được hướng dẫn thực hiện và đeo khẩu trang, găng tay khi thực hiện làm sạch, khử khuẩn bề mặt môi trường. Dung dịch làm sạch và khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường và cồn 70 độ. Thường xuyên sử dụng cồn 70 độ để lau các bề mặt các thiết bị điện, điện tử như công tắc đèn, điều khiển ti vi, điện thoại... lưu ý tắt nguồn điện trước khi lau. Giặt riêng quần áo của người cách ly, tốt nhất giặt ngay trong phòng cách ly và phơi khô tự nhiên hoặc sấy. Trước khi giặt, phải ngâm đồ vải với xà phòng giặt trong tối thiểu 20 phút.

Phân loại: Chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng phát sinh từ phòng cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, tiếp tục bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm có lót túi, có nắp đậy kín, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh đặt ở trong phòng cách ly. Bên ngoài túi, thùng có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

Thu gom chất thải: Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có bánh xe đẩy, bên ngoài thùng có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.

Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: "ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”; có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ.
   

                                                  
Đ.H (TH)

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục