Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nhưng được các phòng khám chẩn đoán bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy nhiễm trùng và được chỉ định điều trị tại nhà. Tới khi tình trạng của trẻ chuyển biến xấu, vào sốc, nguy kịch vì sốt xuất huyết mới được nhập viện.
Ngày 26/7, BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống nhiều trẻ nguy kịch dưới 1 tuổi do mắc sốt xuất huyết. Tất cả đều mắc sốt xuất huyết nặng và được nhập viện trong tình trạng nguy kịch do không được phát hiện kịp thời.
Trường hợp đầu tiên là bé gái 8 tháng tuổi, ở Đồng Tháp. Bé rơi vào nguy kịch ngay khi nhập bệnh viện tuyến dưới. Trước đó, trẻ sốt cao liên tục 3 ngày, ho sổ mũi, ói nhiều lần ra dịch lợn cợn nâu, bụng chướng, nổi chấm xuất huyết trên da. Gia đình đã đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương.
Kết quả các xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm sốt xuất huyết, dung tích hồng cầu giảm còn 25%, tiểu cầu 23000/mm3 (bình thường 200.000-300.000/mm3), men gan tăng cao. Các bác sĩ phải chống sốc tích cực với dung dịch điện giải, dung dịch cao phân tử, truyền máu và chuyển lên TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, trẻ được tiếp tục điều trị chống sốc, truyền máu, hỗ trợ gan và có cải thiện. Nhưng đến ngày thứ 7-8 trẻ sốt trở lại. Xét nghiệm máu cho thấy trẻ rơi vào hội chứng thực bào máu sau sốt xuất huyết. Suốt 3 tuần điều trị tiếp theo, trẻ mới hồi phục.
.
Nhiều trẻ nhũ nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng, nguy kịch. (Ảnh: BVCC)
Trường hợp thứ hai là nam 11 tháng tuổi, ngụ ở Tiền Giang. Bệnh sử ghi nhận trẻ bị sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy nhiều lần. Tại phòng khám tư gần nhà, trẻ được chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng và cho uống thuốc (không rõ loại).
Đến ngày thứ 5, trẻ bớt sốt nhưng lừ đừ, tiêu lỏng, phân xanh, tay chân lạnh. Người nhà vội đưa trẻ đến bệnh viện địa phương và được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Ngay lập tức, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).
Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, các bác sĩ tiếp tục truyền dịch chống sốc, xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị sốt xuất huyết, thể tích hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, men gan tăng cao. Suốt 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ mới cải thiện dần, men gan trở về bình thường.
Hai bệnh nhi N.T.H.7 tháng tuổi và P.L.M. 9 tháng tuổi ngụ tại Long An cũng nhập viện trong tình trạng nặng tương tự. Hai bé sốt, ho sổ mũi 4 ngày. Gia đình đã đưa trẻ tới khám tại phòng khám bác sĩ tư. Tại đây, trẻ được chẩn đoán viêm hô hấp trên và điều trị kháng sinh, hạ sốt, giảm ho.
Đến ngày thứ 5, tình hình vẫn không cải thiện nên gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây, trẻ được thực hiện các xét nghiệm, xác nhận bị sốc sốt xuất huyết. Ngay sau đó trẻ đã được điều trị truyền dịch chống sốc theo phác đồ. Tình trạng các trẻ cải thiện dần, phục hồi sức khỏe sau 3 ngày điều trị và đã được xuất viện.
Bác sĩ Tiến cảnh báo, sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên, các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ có thể không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục, kèm ho sổ mũi, hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói,… Điều này dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng…
Chính vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để thăm khám, xét nghiệm định bệnh chính xác để có hướng điều trị thích hợp cho trẻ.
Theo Báo SKĐS
Hiện một số ít quốc gia đã phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3), tuy nhiên đến ngày 18/7, WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi; Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ ngày 15 - 21/7, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 117 ca mắc Covid-19. Trong đó: 9 trường hợp dưới 12 tuổi, 5 trường hợp 12 đến dưới 18 tuổi, 93 trường hợp trong độ tuổi từ 18 - 65 tuổi, 10 trường hợp trên 65 tuổi; 9 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19, 4 trường hợp tiêm 1 mũi, 104 trường hợp tiêm đủ 2 mũi trở lên.
Số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam giảm mạnh từ cuối tháng 3, nhưng đang có xu hướng tăng trở lại tại một số tỉnh, thành phố. Số ca mắc tăng là vì giảm miễn dịch (đã mắc phải hoặc thời gian tiêm vắc-xin đã rất xa); người dân chủ quan, không áp dụng biện pháp phòng dịch. Mặt khác, sự xuất hiện của hai biến thể phụ của biến thể Omicron với đặc tính có khả năng lây lan nhanh.
(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết nóng, ẩm làm gia tăng sự phát triển của côn trùng truyền bệnh, gây những vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng làm tăng nguy cơ về ngộ độc thực phẩm, nhất là với loại thực phẩm là thức ăn đường phố, thức ăn bán sẵn.
(HBĐT) - Từ ngày 13-15/7, Chi cục Dân số-KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức lớp tập huấn, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh cho cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa ghi nhận một chùm ca bệnh cúm A gồm 20 công nhân tại một khu công nghiệp ở huyện Đông Anh.