(HBĐT) - Sau 4 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (2018 - 2021), công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã. Trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được nâng cao, tích cực, chủ động tham mưu triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, góp phần bảo đảm ATTP trên địa bàn.


Hộ chăn nuôi xã Tây Phong (Cao Phong) chú trọng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp sản phẩm chất lượng ra thị trường. 

Triển khai thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1544/QĐ-UBND, ngày 19/7/2019 về quy định phân công quản lý ATTP thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 07/QĐ-UBND, ngày 9/4/2021 quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của ngành NN&PTNT trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ban hành các kế hoạch, quyết định, công văn chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành triển khai các nội dung về đảm bảo ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo phân cấp.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo ATTP được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú như: Tập huấn, nói chuyện, hội nghị, hội thảo, phát thanh, truyền hình, tin bài... nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động của toàn xã hội đối với vấn đề ATTP. Toàn tỉnh duy trì tổ chức Tháng hành động vì ATTP hàng năm, tạo hiệu ứng sâu rộng về truyền thông đảm bảo ATTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

Công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở thuộc diện được cấp giấy đã được quy định rõ ràng hơn. Trong giai đoạn, tuyến tỉnh đã cấp 473 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và đã đưa vào hoạt động quy trình giải quyết thủ tục hành chính công cấp độ 4 trên Cổng Dịch vụ công tỉnh. Quy trình tiếp nhận, thời gian xử lý hồ sơ tại cơ quan chức năng đơn giản, nhanh chóng, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp. Hoạt động cấp giấy tiếp nhận công bố hợp quy và xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP của nhóm thực phẩm thông thường chuyển sang hình thức tự công bố sản phẩm thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) đã tiếp nhận 584 hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm; thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của 179 sản phẩm thực phẩm.

Hàng năm, Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tăng cường lấy mẫu giám sát chất lượng, ATTP đối với các sản phẩm nông, lâm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các mẫu vi phạm về chất lượng, ATTP đều được truy xuất nguồn gốc và xử lý theo quy định của pháp luật. Từ năm 2018 - 2021 đã thực hiện 22 cuộc truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở có sản phẩm vi phạm về ATTP, xử lý vi phạm hành chính 12 cơ sở với tổng số tiền 109 triệu đồng; buộc tiêu hủy 16,5 kg chả cá không đảm bảo an toàn thực phẩm, thu hồi 716 gói muối để tái chế; tiêu hủy 25 kg cá đông lạnh, 33,3 kg bột ớt và 6 kg trà cà gai leo không đảm bảo ATTP; buộc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng 4 tấn muối. Phối hợp Sở NN&PTNT Hà Nội về việc xử lý khẩn cấp sản phẩm không đảm bảo ATTP của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới. Sở NN& PTNT đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản rà soát khách hàng đã mua sản phẩm, kết quả, liên lạc với 35/36 khách hàng mua sản phẩm pate Minh Chay, thu hồi được 5 hộp pate Minh chay của 3 khách hàng tại huyện Lạc Sơn và TP Hòa Bình, 32 khách hàng có mua sản phẩm pate Minh chay nhưng đã sử dụng hoặc tự tiêu hủy sau khi có thông tin. Ngoài ra hàng năm, lực lượng Công an tỉnh và Quản lý thị trường đã phát hiện, tiêu hủy hàng trăm loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo ATTP lưu thông trên thị trường.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP, toàn tỉnh đã thanh, kiểm tra 30.223 lượt cơ sở, có 26.738 cơ sở đạt (88,4%), vi phạm 3.485 cơ sở (11,6%), xử lý phạt tiền 1.242 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 2.884 triệu đồng và 9 cơ sở bị đình chỉ. Mặc dù có thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm vẫn được các cấp từ tỉnh đến xã triển khai thực hiện theo chỉ đạo cấp trên, đặc biệt là trong các dịp cao điểm như Tết Nguyên đán; Tháng hành động vì ATTP; Tết Trung thu. Tình hình ATTP có nhiều chuyển biến tích cực, đa số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cơ bản chấp hành các quy định về ATTP. Trong giai đoạn, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 8 vụ ngộ độc thực phẩm làm 608 người mắc (có 2 trường hợp tử vong). 100% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra được điều tra và báo cáo theo quy định. Số ca, vụ ngộ độc thực phẩm giảm dần theo từng năm.

Qua triển khai thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đã góp phần thay đổi nhận thức, cách thức quản lý ATTP của các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp. Công tác ATTP được chỉ đạo sâu sát hơn từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP ngày càng được hoàn thiện và phù hợp tình hình mới, đạt nhiều kết quả đáng kể. Nhận thức của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như hiểu biết của người dân trong việc lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn cũng ngày càng được nâng cao.


V.H

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng trở lại

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 mới đang tăng trở lại; một số biến thể mới của chủng Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở để quán triệt, bảo đảm nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, không để vaccine quá hạn.

Ngày 27/7: Ca COVID-19 tăng vọt lên 1.761; Quảng Trị bổ sung 911 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 27/7 cho biết ca COVID-19 mới tăng lên 1.761- cao hơn ngày trước đó 301 ca; Trong ngày Quảng Trị bổ sung 911 F0; Số khỏi bệnh trong ngày là 7.516 người

Nhiều trẻ dưới 1 tuổi nguy kịch vì sốt xuất huyết do nhầm với bệnh khác

Nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nhưng được các phòng khám chẩn đoán bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy nhiễm trùng và được chỉ định điều trị tại nhà. Tới khi tình trạng của trẻ chuyển biến xấu, vào sốc, nguy kịch vì sốt xuất huyết mới được nhập viện.

Nước ta đang ứng phó cùng lúc nhiều loại dịch; tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi

Việt Nam đang phải ứng phó cùng lúc nhiều loại dịch bệnh như COVID-19; sốt xuất huyết; tay chân miệng và dịch đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập hiện hữu. Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác.

Công điện của Thủ tướng về tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19

Ngày 25/7, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 664/CĐ-TTg gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID-19.

Mô hình giấy mời tiêm vắc xin phòng Covid-19 ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy, từ ngày 8/5/2021 - 20/7/2022, huyện ghi nhận 13.490 ca F0, có 11 người tử vong liên quan đến Covid-19. Công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 được huyện đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dịch bệnh có phần lắng xuống, cộng với tâm lý chủ quan của người dân cho rằng đã tiêm phòng và sợ các biến chứng tác dụng phụ gây ra nên tỷ lệ tiêm mũi 3, mũi 4 cho người lớn tuổi, đặc biệt tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi trên địa bàn huyện giảm đáng kể. Để góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, một số đơn vị của huyện đã có những cách làm hay, sáng tạo trong công tác tiêm phòng, nhất là cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Đó là mô hình giấy mời tiêm vắc xin phòng Covid-19 của trạm y tế xã Phú Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục