Dịch sốt xuất huyết lan rộng, nhiều gia đình ở Hà Nội tìm mua máy đuổi muỗi để phòng bệnh.

Sóng điện từ không đuổi được côn trùng

Trên các trang thương mại điện tử như shopee, Lazada hay Tiki, các sản phẩm máy đuổi muỗi được chào bán nhan nhan. Sản phẩm có tên máy đuổi chuột, ruồi, muỗi, kiến, gián; Máy đuổi muỗi, đèn đuổi muỗi; Đèn bắt muỗi thông minh; Máy đuổi bắt muỗi và diệt côn trùng hiệu quả... được quảng cáo có giá bán từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Từ công nghệ sóng siêu âm đến sóng điện từ, dòng sản phẩm máy đuổi muỗi, côn trùng được rất nhiều người tìm mua.

Chị Vũ Thu Hường (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây bùng phát dịch sốt xuất huyết, lo lắng cho sức khỏe gia đình, chị lên mạng tìm mua máy đuổi muỗi với giá 139.000 đồng. Khi sử dụng, chị yên tâm có máy rồi nên không phải mắc màn ngủ. Sáng hôm nay, chị phát hiện người hai đứa con đầy nốt muỗi đốt. Tá hỏa, chị vội cất máy đuổi muỗi vào kho.


Hàng loạt máy đuổi muỗi được quảng cáo trên sàn thương mại điện tử.

TS vật lý Nguyễn Văn Khải, nguyên cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định không có loại máy nào đuổi được côn trùng, dù được quảng cáo là công nghệ gì.

Theo TS vật lý Nguyễn Văn Khải, rất nhiều người mua máy đuổi côn trùng than thở rằng đúng là "tiền mất, muỗi vẫn còn". Theo đó thì quảng cáo cho dòng sản phẩm này thường được dùng bằng những thuật ngữ tưởng như rất khoa học, nhưng thực ra lại là một trò bịp bợm. Sóng điện từ có thể đuổi được côn trùng, nhưng chỉ có tác dụng trong một môi trường với cường độ sóng nhất định. Còn trong môi trường sống bình thường của con người, sóng điện từ thường không có tác động gì nhiều đến côn trùng. Hơn nữa, sóng điện từ vốn không có lợi cho sức khỏe con người.

Hay nhiều loại máy đuổi muỗi quảng cáo là dùng công nghệ sóng siêu âm. Sóng âm dưới ngưỡng 20Hz là hạ âm, trên 20.000Hz (20KHz) gọi là siêu âm. Tai con người có thể nghe được trong khoảng tần số âm thanh từ 20-20.000Hz (20KHz). Trong khi đó, các thiết bị đuổi muỗi bằng sóng âm được quảng cáo là sử dụng sóng có dải tần từ 16-65KHz, dù có thể không gây ảnh hưởng tới thính lực và cấu trúc tai nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hạ âm gây ra những ảnh hưởng tức thì cho sức khỏe như chóng mặt, nôn nao, khó chịu, nhức đầu, đau nhức khớp. Nguyên nhân do sóng hạ âm làm cho các phân tử ở tế bào dao động ở mức vi thể.

GS Bùi Công Hiển, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, không có một nghiên cứu hay cơ sở khoa học nào chứng minh những phần mềm đuổi muỗi này có tác dụng. Về nguyên lý, những âm thanh trong giao tiếp sinh học có thể hấp dẫn hoặc xua đuổi côn trùng, nhưng đối với những loại muỗi nào, tần số bao nhiêu thì phải tính toán cụ thể. Các thiết bị đuổi muỗi điện tử bằng sóng siêu âm là không có tác dụng ngăn ngừa muỗi cắn. Nhiều khi quảng cáo chỉ dựa trên nguyên lý, còn thực tế thì không.

Những cách đuổi muỗi an toàn

Theo TS Nguyễn Văn Khải thì phòng tránh côn trùng hiệu quả nhất là nhà cửa phải sạch sẽ, rác phải được thu gom cẩn thận, nguồn nước phải sạch, không có các cốc nước, bể nước lưu cữu. Nếu trồng cây thì phải thường xuyên dọn dẹp, cắt tỉa, tránh biến vườn cây thành nơi trú ngụ của côn trùng. Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp truyền thống như sử dụng các loại cây, cỏ đốt để đuổi côn trùng, dùng tinh dầu để côn trùng sợ…

GS Bùi Công Hiển cho biết, các loài muỗi, đặc biệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường gây ra các vụ dịch ở những nơi đông dân và kém vệ sinh môi trường. Muỗi truyền bệnh rất thích đẻ trứng vào chỗ nước sạch hay nước mưa, thậm chí ngay một chén nước nhỏ, một lọ cắm hoa, một đĩa nước chống ẩm trong phòng điều hoa, một vũng nước nhỏ ở mái che, ban công… thậm chí ở khay đựng bát đĩa trong bếp còn đọng nước. Có thể nói không có nước thì muỗi không tồn tại.

Một đặc điểm nữa cần lưu ý là bọ gậy và cung quăng (giai đoạn trước trưởng thành của muỗi) thường chỉ sống ở nước ngọt (nồng độ muối thấp) và phải thường xuyên ngoi lên mặt nước để thở. Do vậy, để diệt bọ gậy và cung quăng người ta có thể dùng muối hòa vào trong nước hay dùng dầu ăn, dầu nhớt… tạo một lớp màng trên mặt nước.

Những nơi ao hồ, nước tù đọng cần có sự chung tay của cộng đồng cư dân tổng vệ sinh thường xuyên. Những bể nước ngầm cần thả cá để ăn bọ gậy. Ngoài ra có thể dùng bấy đèn bắt muỗi, vợt muỗi..  Có nghĩa là tùy theo môi trường từng nơi, từng không gian cụ thể để có biện pháp phòng chống chủ động, cụ thể và phù hợp. Có điều tuyệt đối không nên ỷ lại vào việc phun thuốc muỗi của cá nhân hay tổ chức y tế.

Theo GS Bùi Công Hiển còn có nhiều mẹo để đuổi muỗi rất đơn giản có thể áp dụng. Có thể sử dụng những chai lọ thừa, rửa sạch, sau đó cho vào bên trong chai từ 3 đến 5ml nước đường hoặc một chút bia rồi để nó vào nơi có nhiều ruồi muỗi trú ngụ. Muỗi sẽ tự động bay đến dính vào chai và chết. Hoặc dùng một ít nước đường, để trong chậu nhỏ rồi lắc qua lắc lại để đường bám xung quanh chậu. Hòa nước xà phòng để đổ xuống chậu. Khi đặt chậu nước xà phòng với đường bám xung quanh, muỗi sẽ bay vào mà sập bẫy. Trên thị trường có bán loại keo bẫy muỗi. Phương pháp này áp dụng khi muỗi nấm đã trưởng thành.

Vào những ngày nồm ẩm, muỗi sẽ tìm mọi cách hút máu để sinh sản vì đây là điều kiện thuận lợi nhất. Nhưng đây cũng chính là thời điểm để diệt muỗi hiệu quả nhất. Có thể mở nắp lọ dầu gió để trong nhà, muỗi ngửi thấy sẽ bay đi. Hoặc xua đuổi muỗi bằng cách đem bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía... đốt tạo khói trong nhà.

Theo GS Bùi Công Hiển, để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa. Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi, nhưng nó cũng giúp không gian có mùi thơm dễ chịu hơn.


Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục