Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh đang nắng, nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa lớn đã giảm sâu. Nền nhiệt giảm đột ngột ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.
Bác sỹ Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân khi thời tiết giao mùa.
Thời tiết trở lạnh, kết hợp mưa nhỏ khiến việc đi lại cũng như lao động, học tập trở nên khó khăn. Những người bắt buộc phải ra đường hoặc làm việc ngoài trời mặc kín từ đầu đến chân, trang bị đầy đủ các loại quần áo, mũ... Nhiều người sử dụng thêm áo mưa để che chắn bớt mưa, rét. Anh Nguyễn Văn Đại, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) làm nghề bán xôi cho biết: Công việc của gia đình tôi thường bắt đầu lúc 3h sáng để chuẩn bị nguyên liệu, đồ xôi phục vụ người dân từ lúc 5h. Mặc dù nhiệt độ xuống thấp nhưng gia đình tôi vẫn làm việc từ sớm để đảm bảo công việc.
Thời tiết chuyển lạnh phần nào ảnh hưởng đến việc học của học sinh, nhất là học sinh bậc mầm non và tiểu học. Đối với các bậc học khác, do trời rét, tỷ lệ học sinh đến trường muộn giờ gia tăng. Cô Hà Thị Phương Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A6, Trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình) đã phải thông báo trên nhóm zalo phụ huynh nhắc nhở các con mặc ấm, đi học đúng giờ.
Nhiệt độ giảm thấp cũng khiến nhiều người mắc bệnh, trong đó chủ yếu là người cao tuổi và trẻ em. Tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), số lượng bệnh nhi tăng so với thời điểm trước. Bác sỹ CK I Đặng Thùy Linh cho biết: Lượng bệnh nhi mấy hôm trời rét đến khám tăng vọt, từ 46 - 55 bệnh nhân/ngày. Lượng bệnh nhân nhập viện cũng tăng gần gấp đôi, chủ yếu mắc bệnh về đường hô hấp, cúm mùa…
Các bệnh thường gặp khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh chủ yếu do virus, nhiễm trùng đường hô hấp như: Cúm có biểu hiện sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ, sốt thường kéo dài đến 5 ngày. Viêm phổi biểu hiện thở nhanh, ho, khò khè, có thể suy hô hấp cấp. Viêm phổi do virus hợp bào hô hấp là một loại virus đặc biệt, nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi thường bắt đầu tương tự như cảm lạnh thông thường và sau đó có thể tiến triển thành nghiêm trọng hơn, với biểu hiện thở khò khè, khó thở, mất nước...
Để phòng bệnh, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, chú ý các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, rau quả). Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cần tiêm phòng vaccine để phòng, chống các loại bệnh cho trẻ.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của gió mùa Đông Bắc, mưa lớn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đã có văn bản đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến gió mùa Đông Bắc, rét hại, lốc, sét, mưa đá. Trong đó, đảm bảo thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Triển khai các biện pháp phòng tránh rét, đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ, học sinh.
Bên cạnh đó, ngành Y tế khuyến cáo: Thời tiết rét đậm, rét hại, nền nhiệt thấp cần chủ động bảo vệ sức khỏe. Chú ý giữ ấm cơ thể, nhà cửa, không đi tập thể dục quá sớm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng… Nhiều người có thói quen tập thể dục ngoài trời từ sáng sớm cần nhanh chóng thay đổi để tránh xảy ra nguy hiểm, trong đó có đột quỵ não, đột quỵ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ để lại di chứng.
Hương Lan
Ngày 27/11, tại TP Hòa Bình, Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Hội thảo về "Thực trạng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) và các yếu tố ảnh hưởng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng mức sinh cao”. Đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS - KHHGĐ 26 tỉnh miền núi có mức sinh cao tham dự hội thảo.
Ngày 27/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác Dân số và phát triển tỉnh phối hợp với Cục Dân số - Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch tăng cường tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại các tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), có mức sinh cao. Dự lễ phát động có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ công tác Dân số và phát triển tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Dân số và một số sở, ngành của tỉnh.
10 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội, số nhiễm HIV mới phát hiện được là 364 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Số lượng trẻ đến các bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh khám những bệnh lý về đường hô hấp đang gia tăng. Theo các bác sỹ, đây là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp do thời tiết thay đổi. Bên cạnh đó, việc các đơn vị tuyến dưới liên tục chuyển các ca bệnh nặng lên tuyến trên khiến cho nhiều bệnh viện quá tải.
Ngày 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Hà Nội.
Tính đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có trên 131.000 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ 93,2%. Huyện đang quyết liệt triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT đạt 94,7% theo kế hoạch tỉnh giao.