Các biểu hiện ho, khó thở của người cao tuổi cần đặc biệt chú ý vì rất có thể họ đã bị giãn phế quản (GPQ). Đây là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần nghĩ đến phế quản bị giãn?

Người bệnh bị ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày khá nhiều, hơi thở có mùi rất hôi. Triệu chứng đau ngực có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng GPQ. Khi bị GPQ, bệnh nhân còn bị viêm phổi tái diễn ở vùng giãn phế quản. Mặt khác, 1/3 số trường hợp mắc phải căn bệnh này còn có ngón tay hình dùi trống. Người bệnh sút cân, thiếu máu, yếu sức, 80% có triệu chứng đường hô hấp trên kèm theo như (viêm mũi, xoang chảy mủ). Nếu GPQ lan rộng cả 2 bên rất có thể người bị tím tái, khó thở. Ở vùng phổi bị GPQ, có viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi nghe phổi, thường xuyên có ran khu trú ở vùng có GPQ, thường là 2 đáy phổi. Nếu có tắc nghẽn phế quản kèm theo thì nghe có ran ngáy lan toả cả hai phổi hoặc có tiếng thở rít. Khi có ran ẩm hoặc ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi Xquang phổi lại bình thường thì phải nghĩ đến GPQ. Biến chứng thường gặp của GPQ là viêm phổi, áp-xe phổi, tâm phế mạn, ngày nay ít gặp biến chứng áp-xe não.

 Mọi người, đặc biệt là người cao tuổi cần chú ý tới các biểu hiện ho, khó thở.

Điểm danh thủ phạm

Dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản: GPQ lan toả cộng  với viêm xoang cộng với phủ tạng đảo lộn (vị trí của tim chuyển sang bên phải) do rối loạn hoạt động của lông tuyến phế quản. khuyết tật hoặc không có sụn ở phế quản nên phế quản phình ra khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra. Khí phế quản phì đại do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành phế quản kèm theo GPQ.

Do viêm hoại tử ở thành phế quản: GPQ sau nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi vi khuẩn, virút, sởi, ho gà, do dịch dạ dày hoặc máu bị hít xuống phổi, hít thở khói hơi độc (khí amoniac), do nhiễm khuẩn phế quản tái diễn.

Do bệnh xơ hoá kén: chiếm tỷ lệ 50% các trường hợp GPQ.

Do phế quản lớn bị tắc nghẽn: lao hạch phế quản hoặc dị vật rơi vào phế quản ở trẻ em, u phế quản hoặc sẹo xơ gây chít hẹp phế quản sau khi bị giập vỡ ở phế quản lớn do chấn thương lồng ngực. Dưới chỗ phế quản chít hẹp, áp lực nội phế quản tăng lên và dịch tiết ùn tắc gây nên nhiễm khuẩn mạn tính tại chỗ rồi phát triển thành GPQ.

 Do tổn thương xơ hoặc u hạt co kéo thành phế quản: lao phổi xơ, lao xơ hang, áp-xe phổi mạn tính, bệnh phế nang viêm xơ hoá. GPQ ở lao hậu tiên phát có thể phát triển theo 2 cơ chế sau: - Phổ biến nhất do nhu mô phổi bị phá huỷ và xơ hoá dẫn đến co kéo và GPQ không hồi phục. Chít hẹp phế quản do xơ sẹo sau lao nội phế quản cục bộ. Vì đa số trường hợp lao hậu tiên phát, tổn thương lao ở các phân thuỳ đỉnh và phân thùy sau của thuỳ trên nên GPQ thường gặp ở các vị trí này là vị trí dẫn lưu phế quản tốt nên các triệu chứng thường nghèo nàn. Thể ho ra máu thường gặp ở thể GPQ này.

 Rối loạn thanh lọc nhầy nhung mao: GPQ có thể phát triển trong rối loạn vận động nhung mao thứ phát của hen phế quản. Các trường hợp này vi khuẩn phát triển ở đường hô hấp dưới.

Rối loạn cơ chế bảo vệ phổi: Suy giảm miễn dịch dịch thể bẩm sinh hoặc mắc phải như giảm gamma - glôbulin máu, giảm chọn lọc lgA, lgM, lgG. Suy giảm miễn dịch mắc phải (thứ phát): do dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh bạch cầu mạn tính.

GPQ vô căn: người ta cho rằng GPQ vô căn có thể do rối loạn thanh lọc phổi phế quản nhưng bị bỏ qua, thường gặp ở người lớn ở thuỳ dưới.

Cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị

Để điều trị được bệnh, phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào; Tìm và điều trị các ổ nhiễm khuẩn ở răng, tai mũi họng; Tiêm vaccin phòng cúm, chống phế cầu.

Phải phục hồi chức năng hô hấp: Cần làm thường xuyên với tập thở, ho có điều khiển, gõ ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tuỳ theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế; Phun hít thuốc giãn nở phế quản kích thích b2 (salbutamol, terbutaline...). Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

 Giãn phế quản (C) và phế quản bình thường (B).

Hiện nay người ta cũng áp dụng nội soi phế quản để chẩn đoán vị trí chảy máu, giải phóng đờm dịch gây ùn tắc phế quản, giải phóng tổn thương gây tắc nghẽn phế quản. Chỉ định phẫu thuật khi GPQ cục bộ 1 bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, điều trị nội khoa thất bại. Trên thế giới, người ta đang bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để điều trị GPQ.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu bị nhiễm khuẩn phế quản, cần điều trị triệt để. Đối với người trưởng thành cũng phải luôn vệ sinh răng miệng, mũi sạch sẽ. Nếu bị viêm mũi, xoang cũng cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng sang GPQ. Tuyệt đối không hut thuốc lá, thuốc lào.    

                                                                            Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục