Hiện ở Mỹ, Canada, thuốc ho, thuốc cảm OTC (thuốc dùng không cần đơn) cho trẻ em dưới 6 tuổi có thể là đơn chất nhưng phần lớn hơn là có ít nhất 2 trong các chất dưới đây: hạ sốt (acetaminohen, ibuprofen), giảm ho (dextromethorphan), kháng histamin (chlopheniramin, phenergan), chống sổ mũi (phenylephrin, pseudomeohedrin, phenylpropanolamin), long đàm (guaifenesin)... Thị trường nước ta thường có các thuốc như siro alimimerazin, atusin, ameflu... cũng chứa 1 hay nhiều thành phần trong các chất nói trên.

FDA cho dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC cho trẻ em lần đầu tiên năm 1976. Lật giở lại quyết định này, người ta thấy có các khiếm khuyết sau: không có số liệu về  hiệu quả và độ an toàn làm cơ sở. Các hướng dẫn sử dụng vẫn căn cứ trên số liệu nghiên cứu ở người lớn mà suy ra  (từ 2 - 5 tuổi  dùng 1/4,  từ 5 - 12 tuổi dùng 1/2 liều người lớn) mà chưa có nghiên cứu kiểm định lại ở trẻ em dưới 6 tuổi. Không có hướng dẫn dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Mãi đến năm 2007, FDA mới xem lại việc này.

Từ những nghiên cứu thực tế...

Các nhà khoa học đã phân tích 35 dạng thuốc có chứa histamin dùng điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên 9.000 người lớn và trẻ em thấy: thuốc không đem lại lợi ích gì về lâm sàng, cụ thể là không làm giảm sung huyết mũi, không giảm chảy nước mũi, hắt hơi, không cải thiện các dấu hiệu chủ quan khác. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy thành phần chống sung huyết phối hợp trong thuốc tuy có đem lại một số lợi ích cho người lớn nhưng cũng không đem lại lợi ích nào cho trẻ < 5 tuổi. Trong một tổng phân tích khác thấy thuốc có làm giảm sung huyết so với người không dùng thuốc khác biệt khoảng 6%.  Tuy nhiên, trong tổng phân tích này không có các nghiên cứu dùng cho trẻ em nên cũng không thể áp dụng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Chương trình hợp tác giám sát phản ứng thuốc có hại Mỹ (CADES) tổng kết trong năm 2004-2005 có 7.091 trẻ dưới 12 tuổi phải  cấp cứu do dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC, chiếm khoảng 6% trong tổng số các trường hợp cấp cứu liên quan đến dùng thuốc chung. Trong số này có 25% dùng thuốc đúng hướng dẫn nhưng kết cục không như mong muốn, 60% dùng thuốc không có người trông coi. Số trẻ em đến khám vì tác hại của thuốc ho, thuốc cảm OTC gấp 8 lần so với thuốc khác. Nhóm trẻ có tỷ lệ cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi và nhóm có tỷ lệ phản ứng có hại cao nhất là trẻ dưới 2 tuổi (Schae fer  -2008).

Trung tâm Kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC) cũng cho biết, năm 2005 có 1.519 trẻ em phải cấp cứu vì các vấn đề liên quan đến dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC (báo cáo CDC-2005).

Trong một nghiên cứu khác cho biết  trong số 274 trẻ cấp cứu do vấn đề liên quan đến dùng thuốc ho, thuốc cảm thì có tới 5% bị tai biến nặng đe dọa tính mạng (Pitetti-2008). Điều đặc biệt nghiêm trọng là trong các thuốc ho, thuốc cảm OTC có chứa một số thành phần có tính độc cao và đó là nguyên nhân gây ra tử vong cho trẻ.

Những công bố mới đây nhất (2009) cho thấy đầy đủ hơn và nghiêm trọng hơn về việc dùng các thuốc này ở trẻ em. Từ các nguồn dữ liệu  được khảo sát  trong đó có y văn,  các dữ liệu của FDA, số liệu của các nhà sản xuất cho thấy, trong 189 trường hợp tử vong có 118 trường hợp có liên quan đến dùng các thuốc ho, thuốc cảm OTC, trong đó có 103 trường hợp dùng không có đơn của thầy thuốc và 88 trường hợp dùng quá liều. Hai yếu tố kết hợp gây nên tử vong được đưa ra là trẻ <2 tuổi dùng với mục đích an thần và  dùng 2 hoặc  hơn 2 biệt dược trùng hoạt chất. Cũng lưu ý là có 10 trường hợp nghi là có dụng ý giết người (Dart RC-2009).

Và khuyến nghị

Từ kết luận trên, từ quý 3/2009, Bộ Y tế Canada không tán thành việc sử dụng tất cả các dạng thuốc ho, thuốc cảm OTC cho trẻ em dưới 6 tuổi và đề nghị cần thận trọng khi dùng các chế phẩm này cho trẻ em trên 6 tuổi. FDA cũng khuyến nghị không  dùng thuốc ho, thuốc cảm OTC cho trẻ dưới 4 tuổi.

Ở nước ta, đặc điểm của thời tiết và khí hậu là điều kiện thuận lợi cho trẻ dưới 6 tuổi dễ bị ho và cảm sốt. Trong số này có một số là do nhiễm khuẩn (dùng kháng sinh theo phác đồ), phần còn lại khá lớn là do nhiễm virut sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nhiều người vẫn cho trẻ dùng các thuốc ho, thuốc cảm OTC và tưởng là do hiệu quả của thuốc. Những nghiên cứu của Mỹ cho biết, thuốc ho, thuốc cảm OTC không đưa lại lợi ích gì về lâm sàng, trong khi đó lại  đưa đến một tỷ lệ cao về tai biến, trong đó có một tỷ lệ cao các  trường hợp nặng gây tử vong. Nước ta có những biệt dược tương tự như của Mỹ, Canada (do các nước trong khu vực hay nước ta sản xuất) vẫn được dùng rộng rãi không cần đơn. Theo khuyến nghị ở Mỹ và Canada, không nên dùng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi và thận trọng dùng cho trẻ trên 6 tuổi.

                                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục