Dù nói đã

Dù nói đã "chai lỳ" với bệnh tật, nhưng mỗi khi nằm trên giường bệnh chạy thận, ánh mắt Thuận rất buồn

Đang ở lứa tuổi "bẽ gãy sừng trâu", nhưng nhiều người trẻ lại phải gắn chặt mình với chiếc máy chạy thận do bị suy thận nặng. Đáng nói, bệnh suy thận ở người trẻ thường phát hiện khi ở giai đoạn muộn do diễn tiến bệnh âm thầm.

Có mặt tại khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) 6h chiều ngày 6/4, ngay tại dãy giường bệnh đầu là 2 thanh niên còn rất trẻ đang phải nằm lọc máu.

Còn rất trẻ, mới 19 tuổi, nhưng em Nguyễn Thị Thanh (Ứng Hòa, Hà Tây) cũng đã có thâm niên chạy thận hơn 1 năm nay. Năm 18 tuổi, khi đang là cô học sinh lớp 12 trường THPT Đại Cường, Ứng Hòa, Hà Tây, thì phát hiện mình bị suy thận độ 4. Thanh kể, thời điểm đó, sức khỏe của mình hoàn toàn bình thường, sau một buổi đi học về, bỗng dưng Thanh bị sốt, kèm theo hiện tượng phù nề chân, tay, rồi không đi tiểu được. Gia đình vội đưa em tới viện khám, nghĩ cũng chắc bệnh cúm sốt thông thường, nên khi bác sĩ thông báo Thanh bị suy thận giai đoạn 4, mỗi tuần phải chạy thận 3 lần tại khoa Thận nhân tạo thì cả gia đình đều sốc.

Kể từ thời điểm đó, Thanh nghỉ học hẳn, không dám đến trường mà chỉ ở nhà, tuần đến viện 3 lần lọc máu. Nhà nghèo, chưa có nghề nghiệp gì nên Thanh cũng không dám ở trọ tại viện cho gần, mà mỗi lần đi chạy thận đều có chị gái đèo đi, đến 7h tối, sau khi chạy xong thì hai chị em lại trở nhau về.

“Em có bảo hiểm hộ nghèo, được bảo hiểm chi trả gần hết, thế mà mỗi tháng cũng phải trả thêm 300 ngàn, rồi chị gái lại mất thời gian, công sức chở em lên viện. Em thì yếu, chẳng làm gì giúp bố mẹ được, sao đành lấy thêm tiền của ông bà để ở trọ. Bố mẹ già rồi, vừa phải nuôi em, vừa phải cáng đáng thêm chi phí về bệnh tật, đau lòng lắm nhưng chẳng biết làm sao, em chẳng thể làm gì ra tiền”, nói rồi Thanh bật khóc.

Ngay cạnh giường của Thanh là chàng trai trẻ Nguyễn Duy Thuận (25 tuổi) đang nằm lọc máu. Đã có thâm niên 4 năm chạy thận do suy thận độ 4, nên Thuận đã “chai sạn”, chấp nhận bệnh tật của mình.

“Khi đó mình mới 21 tuổi, đang là sinh viên đại học Mở Hà Nội, chẳng bao giờ nghĩ, trai trẻ khỏe khoắn như mình lại phải gắn với bệnh viện như bây giờ. Lúc đó mình cũng không thấy có dấu hiệu gì, chỉ là thấy người hay mệt mỏi, nhất là sau khi chơi thể thao nên mới đi khám. Khi bác sĩ trả kết quả, yêu cầu nhập viện chạy thận vì suy thận giai đoạn cuối, mình còn tưởng bác sĩ nhầm. Sau đó mới vội gọi về cho gia đình, cả nhà đều sốc, bản thân mình cũng sốc, giờ thì đã “chai lỳ” rồi”, Thuận chia sẻ.

Vì đang là sinh viên nên Thuận luôn phải chọn giờ lọc máu vào ca 3. Sau buổi học, đến viện lọc máu trong 3 tiếng rưỡi, rồi lại phóng xe về nhà tận Hoài Đức, Hà Nội.

Đứng ngay cạnh Thuận để đợi đến lượt lọc máu, anh Bùi Hồng Quang (28 tuổi ở Đan Phượng, Hà Nội) trầm ngâm vì đã đi làm mấy năm rồi, mà anh chẳng giúp được gia đình chút gì về kinh tế. Toàn bộ tiền thu nhập chỉ đủ chi phí chạy thận, có những tháng, gia đình còn phải giúp thêm, nên đến giờ anh vẫn không dám nghĩ tới chuyện lập gia đình.

Cũng chỉ từ những biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chán ăn, thèm nước, Quang đi khám và rất ngỡ ngàng khi đã bị suy thận ở giai đoạn 3B và buộc phải lọc máu tuần 3 lần. Do BHYT trái tuyến nên mỗi tháng, anh phải trả viện phí là 3.640.000 đồng, trong khi mức lương chỉ 4,5 triệu/tháng.

“Rất may mình còn có gia đình, có mọi người trong công ty ủng hộ. Sếp rất thông cảm, giúp đỡ mình. Sau chạy thận ca 4 là khoảng hơn 10h, mình về luôn công ty ngủ, sáng hôm sau đi làm luôn. Chứ nếu phải một mình đối mặt với căn bệnh này sẽ rất khó khăn”, anh Quang nói.

Và còn rất nhiều bệnh nhân trẻ khác đang lọc máu tại khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) đều phát hiện bệnh một cách tình cờ. Sau một buổi chơi thể thao, một ngày đi học về, họ bỗng thấy mệt mỏi, uể oải, bị sốt, phù nề… và khi đến viện khám, rất nhiều người trong số đó đã bị suy thận giai đoạn cuối, buộc phải lọc máu để duy trì sự sống.

“Chạy thận rất tốn kém”

“Trong khi người suy thận trên thế giới chủ yếu là người già, tuổi chạy thận trung bình từ 60 tuổi trở lên thì ở Việt Nam, suy thận giai đoạn cuối lại đang gặp ở rất nhiều người trẻ tuổi”. TS Nguyễn Cao Luận, trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.

“Nhìn các bạn trẻ đang lứa tuổi đôi mươi, lẽ ra phải tràn đầy sức sống thì lại nằm mệt mỏi trên giường bệnh, gắn với chiếc máy chạy thận mà không khỏi đau lòng. Do chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi có biểu hiện mệt mỏi, phù thũng, sốt… mới đi khám, thì hầu hết bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó, không có cách điều trị nào khác ngoài phải lọc máu đều đặn tại viện”.
 
Trong khi ở các nước phát triển, độ tuổi phải chạy thận thường từ 60 tuổi trở lên, thì ở VN, rất nhiều bệnh nhân chạy thận là những người còn rất trẻ, do phát hiện bệnh muộn nên không thể điều trị bảo tồn. (Ảnh:H.Hải)

Khi phải lọc máu, chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với điều trị bảo tồn (suy thận ở giai đoạn đầu 1, 2) và thường phải sau 5-10 năm mới phải chạy thận, vì thế, TS Luận khuyến cáo việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Theo thống kê, khoảng 10% dân số bị suy thận ở các cấp độ, trong số đó 10% phải lọc máu (trong đó chỉ khoảng 10% số này được điều trị). Còn rất nhiều người bệnh khác, khi phát hiện bệnh, chỉ chạy thận được 1-2 lần rồi xin về để chết vì quá nghèo. “Chí phí điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo là 7,5-8 triệu đồng/tháng, nếu lọc màng bụng là 9,5 triệu đồng/tháng. Theo nguyên tắc đồng chi trả, người nghèo có bảo hiểm y tế phải trả 300 - 400.000 đồng/tháng. Dù bệnh viện đã phân bổ lại nguồn thu để hỗ trợ một nửa phí điều trị cho bệnh nhân suy thận có bảo hiểm, nhưng rất nhiều người bệnh nghèo đến mức không có tiền chi phí sinh hoạt, ăn ở trong thời gian chạy thận, nhà neo người nên đành chấp nhận cái chết”, TS Luận cho biết.

Tuy nhiên, bệnh suy thận lại diễn biến rất âm thầm, khó nhận biết. Khi đã có biểu hiện như ăn không ngon, mệt bất thường, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, đau bụng, đau dọc theo vùng cột sống thắt lưng, cao huyết áp, phù nề hay bị chuột rút... thì bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, tất cả mọi người (kể cả những người trẻ) nên khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm cơ bản về về huyết học, tiết niệu 6 tháng/lần để phát hiện bệnh.

 

                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục