Người dân đất nước có tuổi thọ cao nhất thế giới Nhật Bản thường hay tự thực hiện những bài trắc nghiệm nhỏ về sức khỏe. Trắc nghiệm hết sức đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc phòng ngừa lão hóa, tật bệnh.

1. Thời gian đứng bằng một chân: Trắc nghiệm mức độ lão hóa

 

Đây là cách tự trắc nghiệm đơn giản nhất, dễ làm và vô cùng hiệu quả. Nó có thể phát hiện ra manh nha của sự lão hóa. Từ đó có biện pháp “ứng phó” kịp thời.

 

Phương pháp: Hai tay thả lỏng sao cho sát vào hai bên hông, nhắm mắt, đứng thẳng bằng một chân, sau đó tính thời gian.

 

Mức chuẩn tương đối:

- 9,9 giây đối với nam giới độ tuổi từ  30-35, nữ giới từ 40-49 tuổi

- 8,4 giây đối với nam giới tuổi từ 40-49, nữ  giới độ trong độ tuổi từ 50-59

- 7,4 giây đối với nam giới trong độ tuổi từ 50-59, nữ giới từ 60-69 tuổi

- 5,8 giây đối với nam giới trong độ tuổi 60-69, nữ  giới 70-79 tuổi

 

Nếu không đạt các tiêu chuẩn tương đối trên, mức lão hóa đã rất nhanh và nghiêm trọng.

 

2. Tỷ số vòng eo trên vòng mông (WHR): Trắc nghiệm lượng mỡ trên cơ thể

 

Tỷ số vòng eo trên vòng mông, hay tỷ số eo trên mông (waist-hip ratio- WHR) là thước đo cơ bản phản ánh mức độ phân bố các mô mỡ trên cơ thể.

 

Tiêu chuẩn: thấp hơn 0,8 đối với ở nam giới, thấp hơn 0,7 đối với nữ giới.

 

Theo tiêu chuẩn đề xuất của hiệp hội Y khoa Mỹ  năm 1997, nếu chỉ số WHR ở nam > 0,95 và  ở nữ > 0,86 thì những người này có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao, cần phải được theo dõi định kỳ.

 

3. Khả năng nín thở: Trắc nghiệm chức năng của phổi

 

Hít một hơi thật sâu, sau đó nín thở, thời gian nín thở càng lâu càng tốt (khoảng 30 giây đối với độ tuổi 50).

 

Phổi có hoạt động tốt mới có thể cung cấp lượng ô-xy cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tật.

 

4. Mạch đập: Trắc nghiệm chức năng của tim

 

Công thức chuẩn:

(Số nhịp đập lần 1+ số nhịp đập lần 2+số nhịp đập lần 3 - 200)/10

  

Đo ba lần mạch đập trong khoảng thời gian như nhau.

 

Kết quả:

- Chỉ số khoảng từ 0-3: tim mạnh khỏe, chức năng hoạt động tốt.

- Chỉ số từ 3-6: tim mạch khá tốt và ổn định.

- Chỉ số từ 6-9: chức năng tim mạch hoạt động bình thường.

- Chỉ số lớn hơn 12 cần phải  đến các cơ sở y tế để kiểm tra tim mạch.

 

5. Gập thân lên xuống: Trắc nghiệm thể lực

 

Cách làm: Nằm thẳng, đưa hai tay ra sau gáy, các ngón tay đan vào nhau; gập lưng ngồi dậy, sau đó lại hạ người xuống và lặp lại động tác.

 

Mức chuẩn:

- Khoảng 4-4,5 lần/ phút gập thân lên xuống đối với người độ tuổi 30

- 3,5-4 lần/phút đối với người khỏe mạnh độ tuổi 40

- 2,5-3 lần/phút đối với những người 50 tuổi

- 1,5-2 lần/phút đối với những người độ tuổi 60

 

 

                                                                             Theo DanTri

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục