Khảo sát, tuyên truyền, tư vấn bệnh Thalassemia tại 3 xã của huyện Kim Bôi.

Khảo sát, tuyên truyền, tư vấn bệnh Thalassemia tại 3 xã của huyện Kim Bôi.

(HBĐT) - Bệnh thiếu máu di truyền (Thalassemia) là bệnh bẩm sinh di truyền với những biểu hiện như thiếu máu từ nhỏ, nước tiểu sẫm màu, trẻ mắc bệnh thường thấp còi hơn những trẻ khác, gương mặt huyết tán rõ (mũi tẹt, trán dô, răng vô), bụng to dần, lách to. Thalassemia là bệnh về gene nên biện pháp chữa trị duy nhất là truyền máu và thải sắt.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Thời điểm cuối năm 2009, Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình bệnh Thalassemia trong cộng đồng dân cư tại 3 xã Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng của huyện Kim Bôi. Đoàn đã mời tất cả người dân trong xã, hướng mạnh đến lứa tuổi thanh niên và đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ đến tham gia khảo sát. Qua sàng lọc cho kết quả tỷ lệ người mang gene bệnh chiếm 23% trong nhóm nghiên cứu ngẫu nhiên. Trên địa bàn tỉnh ta hiện có nhiều người mang gene bệnh Thalassemia, riêng trong năm qua có hàng trăm lượt người đến Bệnh viện tỉnh để điều trị truyền máu.

 

Cũng theo bác sĩ Diệu, bệnh Thalassemia gặp ở mọi lứa tuổi, tuỳ theo người mang bệnh ở thể nặng hay thể nhẹ mà biểu hiện thiếu máu sớm hay muộn. Người mang bệnh ở thể nhẹ là những người chỉ mang gene bệnh, không có triệu chứng lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. Bệnh nhân ở thể nặng bị thiếu máu nặng và sớm từ 5 – 6 tháng tuổi. Nếu không được truyền máu định kỳ thì tình trạng thiếu máu sẽ nặng hơn, kèm theo ứ sắt nặng ở gan, lách, tim, phổi, da và các cơ quan nội tạng khác... Khi sắt dư quá nhiều, cơ quan trong cơ thể bị rối loạn: sạm da, xơ gan, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển vận động và tâm thần. Trường hợp quá nặng có thể bị suy tim và tử vong.

 

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về loại bệnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi nếu được phát hiện sớm, can thiệp và điều trị đầy đủ (truyền máu và thải sắt liên tục định kỳ), trẻ vẫn sống, học tập và sinh hoạt bình thường. Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần vào viện để truyền máu thường quy, thông thường 1 – 2 lần/tháng và truyền máu suốt đời. Qua công tác tuyên truyền đồng thời tư vấn cho người dân về cách phòng bệnh. Cùng với việc lấy máu kiểm tra xét nghiệm, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là sàng lọc tiền hôn nhân. Trước khi kết hôn cần thử máu để biết mình có mang gene bệnh hay không, tư vấn 2 người mang gene bệnh không nên lấy nhau. Trường hợp 2 người mang gene bệnh đã kết hôn không nên sinh đẻ hoặc trong quá trình mang thai cần chẩn đoán để biết con có mang sắc bệnh hay không để có biện pháp xử lý phù hợp... Với đặc tính chỉ điều trị triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế tình trạng trẻ em mang bệnh, hạn chế nỗi đau của gia đình, người mang gene bệnh cần được phát hiện sớm, được tư vấn về di truyền để hiểu được nguy cơ thai nhi mắc Thalassemia ngay từ khi chuẩn bị kết hôn cũng như khi bắt đầu mang thai.

 

 

Theo khuyến cáo của Hội Thalassemia thế giới (TIF), cho đến nay, phương pháp điều trị cơ bản cho người mắc bệnh Thalassemia là truyền máu và thải sắt. Bệnh nhân thể nặng nếu không được truyền máu định kỳ sẽ tử vong trước 20 tuổi. Nếu đảm bảo tốt hai biện pháp này, người bệnh có thể phát triển, sống, học tập và làm việc một cách bình thường.

 

                                                                                                 Thu Hà

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục