Cán bộ trạm y tế Noong Luông (Mai Châu) tuyên truyền tại hộ gia đình

Cán bộ trạm y tế Noong Luông (Mai Châu) tuyên truyền tại hộ gia đình

(HBĐT) - Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ của y tế cơ sở tăng lên gấp 2, gấp 3 lần, chất lượng cuộc sống của bà con ngày càng cải thiện, số cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm tới 93,5% là thành quả của việc kiên trì tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân xã Noong Luông, huyện Mai Châu.

 

Anh Hà Văn Chung ở xóm Nà Đủ tâm sự: “Trước đây, bà con trong xóm còn tư tưởng ngại đi khám bệnh. Người ốm thường nằm ở nhà, uống thuốc lá cây nên bệnh lâu đỡ. Dần dà, có cán bộ y tế đến tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, bà con đến trạm khám, uống thuốc thấy chóng khỏi bệnh nên giờ khi thấy trong người khó chịu, bà con lại tìm đến những người thầy thuốc. Từ chỗ ít đến khám, không đi tiêm, tình trạng sinh nở tại nhà diễn ra phổ biến, người dân trong xã đã tích cực đến trạm y tế, hưởng ứng các chiến dịch chăm sóc sức khoẻ, các chương trình y tế Quốc gia được triển khai tại địa bàn.

 

Năm 2009, tại trạm y tế Noong Luông có 3.131 lượt người đến khám trong khi tổng số hơn 1.000 người dân. 3 tháng đầu năm nay đã có hơn 400 lượt người đến khám, điều trị bệnh. Chị Hà Thị Hảo - nữ hộ sinh, người gắn bó nhiều năm với trạm y tế xã cho biết: Để tạo chuyển biến trong nhận thức, làm thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc Thái, Mường nơi đây, cán bộ y tế cơ sở đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã, cùng với y tế thôn bản đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng. Với bà con, biện pháp tuyên truyền hiệu quả nhất vẫn là tuyên truyền miệng. Cán bộ y tế với vai trò nòng cốt đã trực tiếp đến xóm, đến từng hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn nhân dân nâng cao ý thức về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ thông qua thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch...

 

Trong những năm qua, hàng nghìn lượt người dân đã được cán bộ trạm y tế xã tư vấn, trang bị kiến thức về sức khoẻ. Các buổi họp xóm, họp chi hội, chi đoàn và hệ thống loa đài, sách báo cũng là những hình thức tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ mang lại hiệu quả. Chính vì vậy mà những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nơi đây luôn đảm bảo. Hàng năm, trên địa bàn không xảy ra dịch lớn, bệnh tật trong nhân dân giảm đi nhiều. Với các bệnh thường gặp theo mùa như viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy..., người mắc bệnh được kịp thời đưa đến trạm khám, điều trị bằng thuốc, dịch truyền, hạn chế lây lan. Một số bệnh ở người như bệnh lao, sốt sét, phong đã không còn xuất hiện tại cộng đồng, không có bệnh nhân mắc HIV /AIDS.

           

Đặc biệt, qua tuyên truyền, vận động, người dân ở 6/6 xóm bản đã hiểu được lợi ích của việc chăm sóc sức khoẻ, tích cực hưởng ứng các nội dung tiêu chí làng văn hoá, làng sức khoẻ tại địa bàn. Với nhận thức đầy đủ, bà con đã sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, có ý thức phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra các vụ ngộ độc, xây dựng ngày càng nhiều nhà tiêu hợp vệ sinh, di dời chuồng trại xa nơi ở, đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện và nâng cao sức khoẻ.

 

                                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục